1. Lịch sử lớp 6

Bài 24: NƯỚC CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X

1. Nước Cham-pa độc lập ra đời

– Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.

– Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192- 193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

– Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (4 – 5 vạn quân thường trực), biết hợp nhất 2 bộ lạc Dừa và Cau đánh bại nhà Hán, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ đến tận Hoành Sơn (phía Bắc), Phan Rang (phía Nam).

– Đổi tên nước thành Chăm-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu Quảng Nam).

2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm – pa từ thế kỷ II đến thế kỷ VI

a. Kinh tế:

– Nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm 2 vụ, sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, biết làm ruộng bậc thang, sáng tạo xe guồng nước.

– Ngoài ra họ còn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá và buôn bán với người nước ngoài. Một số lái buôn Chăm kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

b. Văn hóa:

– Người Chăm có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

– Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

Trên hình: Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam)

– Có tục hỏa táng người chết.

– Họ ở nhà sàn và ăn trầu cau. Có quan hệ gần gũi với người Việt.

– Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi, . . .

Giữa người Chăm và các cư dân Việt ở Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Trên hình: Tháp Chăm (Phan Rang)

Comments to: Bài 24: NƯỚC CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X