Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật

Chuỗi thức ăn

  • Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi.
  • Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau
  • Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn:
    • Sinh vật tự dưỡng → động vật ăn thực vật → động vật ăn động vật. Ví dụ: cỏ → thỏ → sói → vi sinh vật phân giải
    • Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ → động vật ăn sinh vật phân giải → động vật ăn động vật. Ví dụ: mùn bã hữu cơ → giun đất → gà → chó sói → cọp → vi khuẩn

Lưới thức ăn

  • Lưới thức ăn là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã có nhiều mắt xích chung với nhau
  • Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
    • Ví dụ: 
      • Lưới thức ăn tại một khu rừng rậm

Tập tin:Ví dụ về Lưới Thức ăn 2.png

      • Lưới thức ăn tại một khu đầm nước

      • Lưới thức ăn tại một khu đồng lúa

  • Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi
    • Đi từ vĩ độ cao tới vĩ độ thấp
    • Đi từ vùng khơi vào vùng gần bờ
    • Quần xã càng trưởng thành càng phức tạp hơn quần xã trẻ
    • Quần xã nhiệt đới phức tạp hơn quần xã ôn đới

→ Lưới thức ăn càng phức tạp thì chuỗi thức ăn càng dài

Bậc dinh dưỡng

Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn)

Có nhiều bậc dinh dưỡng: 

  • Bậc dinh dưỡng cấp 1: là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường, chúng tự tạo ra thức ăn của mình và được gọi là sinh vật sản xuất sơ cấp (thực vật, tảo)
  • Bậc dinh dưỡng cấp 2: là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất (động vật ăn cỏ, ăn thực vật)
  • Bậc dinh dưỡng cấp 3: là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1 (động vật ăn thịt, ăn động vật)
  • Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3 …

Hình ảnh có liên quan

Tháp sinh thái

  • Tháp sinh thái được tạo thành bằng cách xếp chồng liên tiếp các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao
  • Có 3 loại tháp sinh thái:
    • Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

Picture

    • Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng

Picture

    • Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng

Picture

Người đóng góp
Comments to: Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái