Chuỗi thức ăn

Khái niệm

– Là dãy các loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng.

  • Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích. 
  • Mắt xích này vừa là thức ăn của mắt xích đứng sau, vừa có nguồn là thức ăn là mắt xích đứng trước. 

Ví dụ: Cỏ -> Châu chấu -> Ếch -> Rắn. 

Phân loại chuỗi thức ăn

– Các loại chuỗi thức ăn dưới đây đều có điểm chung sau:

  • Mắt xích phía sau có mắt xích lớn hơn mắt xích phía trước.
  • Số lượng mắt xích phía sau ít hơn mắt xích phía trước

Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng

– Ở chuỗi thức ăn này, mở đầu là sinh vật tự dưỡng (thực vật), tiếp đến là sinh vật ăn sinh vật tự dưỡng và các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ: Tảo lam -> Trùng cỏ -> Cá diếc -> Chim bói cá. 

Chuỗi thức ăn phế liệu 

– Chuỗi thức ăn này bắt đầu bằng sinh vật phân giải, sau đó là động vật ăn động vật.

Ví dụ: Law khô -> Giun đát -> Ếch đồng -> Rắn hổ mang. 

Chuỗi thức ăn trên cạn và dưới nước

Chuỗi thức ăn trên cạn

– Chuỗi thức ăn thường ngắn.

  • Môi trường trên cạn không ổn định. 
  • Sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc trao đổi chất.

– Hiệu suất sinh thái thường thấp.

  • Thực vật chứa nhiều chất khó tiêu hóa (như cellulose).
  • Động vật ăn thịt tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động săn mồi. 

Chuỗi thức ăn dưới nước

– Chuỗi thức ăn thường dài.

  • Môi trường dưới nước ổn định.
  • Sinh vật ít tiêu tốn năng lượng cho việc trao đổi chất.

– Hiệu suất sinh thái cao. 

  • Mắt xích đầu tiên thường là thực vật phù du -> dễ tiêu hóa -> hiệu suất sử dụng thức ăn cao.
  • Động vật thường tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động săn mồi.

Lưới thức ăn 

  • Là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.
  • Một loài không những là mắt xích của một chuỗi thức ăn mà còn tham gia vào hình thành lưới thức ăn.
  • Quần xã sinh vật càng đa dạng -> lươi thức ăn càng phức tạp. 

Bậc dinh dưỡng

Trong một lưới thức ăn, các loài có chung mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. 

Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật tiêu thụ): thường là các sinh vật có khả năng tự dưỡng, như tảo, cây xanh,…

Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1): gồm các loài động vật ăn thực vật và các loài kí sinh trên thực vật.

Bậc dinh dưỡng cấp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2): gồm các loài động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1. 

Bậc dinh dưỡng cấp 4 (sinh vật tiêu thụ bậc 3): gồm những loài động vật ăn động vật (ăn sinh vật tiêu thụ bậc 2),.. 

– Bậc dinh dưỡng cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao nhất. 

– Sinh vật phân giải:  gồm vi khuẩn, nấm, các sinh vật ăn xác chết khác,..

Tháp sinh thái  

Có 3 loại tháp sinh thái: tháp sinh khối, tháp số lượng và tháp năng lượng.

Tháp số lượng

Xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng. 

  • Ưu điểm: dễ xây dựng.
  • Nhược điểm: ít có giá trị vì kích thước cá thể của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất -> so sánh khó chính xác.

Tháp sinh khối 

Xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích/thể tích.

  • Ưu điểm: giá trị cao hơn tháp số lượng.
  • Nhược điêm: thành phần hóa học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng khác nhau; không chú ý thời gian trong việc tích lũy sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp năng lượng 

Xây dựng dựa trên năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích/thể tích. 

  • Ưu điểm: là tháp hoàn thiện nhất.
  • Nhược điểm: xây dựng tháp khá phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức.
Comments to: Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái