Lí thuyết
Anđehit – xeton
Anđehit
Định nghĩa, phân loại, danh pháp
- Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc hiđro.
- Có 2 loại anđehit
- Công thức phân tử chung:
(n≥1)
- Danh pháp
Tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + al
Ví dụ:
Anđehit + tên axit tương ứng
Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí
– Cấu tạo:
– Tính chất vật lí:
+ Là chất khí, tan rất tốt trong nước, nhiệt độ sôi là 21ºC.
Tính chất hóa học
– Phản ứng cộng hiđro:
– Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:
Xeton
Định nghĩa
– Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm >C=O liên kết trực tiếp với 2 nguyên tử cacbon.
Tính chất hóa học
– Xeton không tham gia phản ứng tráng bạc.
Axit cacboxylic
Định nghĩa, phân loại, danh pháp
Định nghĩa
– Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc hiđro.
Phân loại
Danh pháp
Axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic
Đặc điểm, cấu tạo
– Nhóm -O-H phân cực hơn nhóm -O-H trong ancol và phenol
– Tính axit lớn hơn phenol và ancol
Tính chất vật lí
– Đều là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường
– Nhiệt độ sôi: tăng theo chiều tăng của phân tử khối
– Tính tan: đều tan trong nước, độ tan tỉ lệ nghịch với phân tử khối
Tính chất hóa học
Tính axit
– Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch
– Tác dụng với bazơ, oxit bazơ; muối; kim loại trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại
Phản ứng thế nhóm -OH
Bài tập
Bài tập 1
Thế nào là anđehit? Viết công thức cấu tạo của các anđehit có công thức phân tử C4H8O và gọi tên chúng
Bài tập 2
Hoàn thành dãy chuyển hóa sau bằng các phương trình hóa hoc:
Metan → metyl clorua → metanol → metanal → axit fomic
Bài tập 3
Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là
A. 3-metylbutanal. B. 2-metylbutan-4-al.
C. isopentanal. D. pentanal.
Bài tập 4
Cho 3,6g anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Công thức của X là
A. C3H7CHO. B. HCHO.
C. C4H9CHO. D. C2H5CHO.
Bài tập 5
Thế nào là axit cacbonxylic? Viết công thức cấu tạo, gọi tên các axit có công thức phân tử C4H8O2
Bài tập 6
Cho anđehit no, mạch hở, có công thức . Mối quan hệ giữa n với m là
Bài tập 7
Cho 14,6g hỗn hợp 2 anđehit đơn chức, no, đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với tạo ra 15,2g hỗn hợp 2 ancol. Vậy công thức 2 ancol là:
Bài tập 8
Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên gọi của E là
A. axit oxalic. B. axit acrylic.
C. axit ađipic. D. axit fomic.
Bài tập 9
Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 46,15%. B. 35,00%. C. 53,85%. D. 65,00%.
Bài tập 10
Hỗn hợp X chứa ba axit cacbocylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacbocylic không no trong m gam X là
A. 9,96 gam. B. 15,36 gam.
C. 12,06 gam. D. 18,96 gam.
No Comments
Leave a comment Cancel