Hoạt động của tim

Tính tự động

  • Tính tự động của tim là khả năng co bóp nhịp nhàng khi tách khỏi cơ thể.
  • Nguyên nhân: Nhờ hệ dẫn truyền tim bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin.
  • Ý nghĩa: Phẫu thuật ghép tim

 

 

Chu kỳ hoạt động của tim

  • Mỗi chu kỳ hoạt động của tim (chu kỳ tim) bắt đầu từ pho co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.
  • Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi.

Thời gian nghỉ của tim nhiều hơn thời gian hoạt động.

 

  • Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim sẽ kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó, tâm nhĩ co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. Mỗi chu kỳ tim kéo dài 0,8 giây, nên trong một phút có khoảng 75 chu kỳ tim, nghĩa là nhịp tim 75 lần/phút.

 

Hoạt động của hệ mạch

Cấu trúc của hệ mạch

  • Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
  • Tiết diện mao mạch có tổng diện tích mặt cắt lớn nhất, thứ hai là tĩnh mạch rồi tới động mạch.
  • Tĩnh mạch giữ nhiều máu hơn động mạch do thành tĩnh mạch mỏng hơn và đàn hồi hơn thành động mạch

 

Huyết áp

  • Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
  • Đặc điểm: Trong 1 chu kỳ tim, huyết áp tâm thu (tối đa) khi tim co (110 – 120 mmHg), huyết áp tâm trương (tối thiểu) là 70 – 80 mmHg.
  • Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay, còn huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.

 

Các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp: 

  • Tim: lực co, sự tăng nhịp, giảm nhịp
  • Mạch máu: co, dãn
  • Máu: thể tích máu.

 

Vận tốc máu

  • Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong mạch, đơn vị mm/s.
  • Máu vận chuyển từ động mạch tới mao mach, vận tốc máu giảm (500 mm/s – 0,5 mm/s).
  • Máu vận chuyển từ mao mach tới tĩnh mạch, vận tốc máu tăng (0,5 mm/s – 200 mm/s).
  • Yếu tố ảnh hưởng tới vận tốc máu: Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)