Đặc điểm chung:

  • Axit nucleic có ở trong nhân tế bào (bảo mật trong màng sinh chất)
  • Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N theo nguyên tắc đa phân
  • Đơn phân là nucleic
  • Có 2 loại axit nucleic:
  1. Axit deoxiribonucleic (ADN)
  2. Axit ribonucleic (ARN)

Axit Deoxiribonucleic (ADN)

Cấu trúc của ADN

 

  • ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nucleotit

Cấu tạo một nucleotit

Mỗi nucleotit gồm 3 thành phần

  • Đường pentozo (đường 5 cacbon)
  • Nhóm Photphat
  • Một trong 4 loại Bazo Nito: Adenin (A), Timin (T), Guamin (G), Xitozin (X)

Cấu trúc phân tử ADN theo Watson và Crick

  • Có 4 loại nucleotit: A, T, G, X
  • Các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị (photphodieste) theo 1 chiều xác định tạo nên chuỗi polinucleotit
  • Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit (2 mạch đơn) chạy song song và ngược chiều nhau xoắn đều quanh 1 trục tưởng tượng 

-> Tạo nên 1 xoắn kép đều đặn giống như 1 cầu thang xoắn (các bậc thang là bazo nito, thành và tay vịn là các phân tử đường và nhóm photphat)

  • Các nucleotit đối diện trên 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung:

+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro

+ G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro

  • Mỗi trình tự xác định của các nu trên phân tử ADN mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định (protein hay ADN) được gọi là 1 gen
  • Mỗi phân tử ADN thường có kích thước rất lớn và chứa nhiều gen

Chú ý: Ở tế bào nhân sơ ADN có cấu trúc dạng mạch vòng, ở tế bào nhân thực có cấu trúc dạng mạch thẳng.

Chức năng ADN

  • Là nơi lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
  • Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nucleotit
  • Trình tự các nucleotit trên ADN mã hóa trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit (potein)
  • Các protein quy định các đặc điểm của cơ thể sinh vật
  • Thông tin ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ sự nhân đôi ADN trong quá trình phân bào

Chuỗi xoắn kép ADN rộng khoảng 20 ăngstron, nhưng dài có thể đat tới hàng chục hay hàng trăm micromet

1 vòng xoắn:

+ Dài 34 ăngstron gồm 10 cặp nucleotit -> 1 nucleotit là 3,4 ăngstron

+ Đường kính 20 ăngstron

Các liên kết hidro tuy yếu nhưng có số lượng rất nhiều

-> ADN vừa khá bền vững vừa rất linh hoạt (2 mạch dễ tách khi nhân đôi và phiên mã)

Thông tin di truyền trên ADN (gen) được truyền từ ADN -> ARN -> Protein thông qua các trình phiên mã và dịch mã

Từ đó quy định các tính trạng và đặc trưng của cơ thể.

Axit Ribonucleic (ARN)

Cấu trúc của ARN

  • Là một đại phân tử, có cấu trúc đa phân, được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit
  • Mỗi nucleotit gồm có:

+ Khối lượng phân tử là 300 đvC

+ Chiều dài: 3,4 ăngstron

+ Cấu tạo gồm 3 thành phần

  • Đường pentozo (5 cacbon)
  • Nhóm photphat
  • Một trong 4 loại bazo nito: Adenin (A), Uraxin (U), Guanin (G), Xitozin (X)
  • Chỉ gồm một chuỗi polinucleotit, các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị

Phân loại ARN

Có 3 loại ARN:

  • ARN thông tin (mARN)
  • ARN vận chuyển (tARN)
  • ARN riboxom (rARN)
ARN

ARN thông tin (mARN)

ARN vận chuyển (tARN)

ARN riboxom (rARN)

Cấu trúc 1 chuỗi poliribonucleotit ở dạng thẳng

1 chuỗi poliribonucleotit ở dạng thẳng cuộn lại tạo nên cấu trúc 3 thùy

1 thùy mang axit amin

1 thùy mang bộ 3 đối mã đặc hiệu với axit amin nó vận chuyển

1 chuỗi poliribonucleotit xoắn kép cục bộ tạo nên riboxom
Chức năng truyền đạt thông tin di truyền vận chuyển axit amin tới riboxom để tham gia quá trình tổng hợp protein
mỗi loại tARN chỉ vận chuyển 1 loại axit amin
là thành phần cấu tạo nên riboxom, nơi tổng hợp protein

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 6: Axit nuclêic