I/ Saccarozơ 

Loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều thực phẩm, nhất là trong mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.

A. Cấu tạo

Công thức phân tử: C12H22O11 (342)
Cấu tạo: \alpha – Glucozơ + \beta – Fructozơ (liên kết qua nguyên tử O).
Dạng mạch vòng.

B. Tính chất vật lí

  • Chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, vị ngọt, nóng chảy ở.
  • Saccarozơ tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ (ở 20^{\circ}C, 100 ml nước hòa tan 211,5 gam saccarozơ; ở 90^{\circ}C, 100 ml nước hòa tan 420 gam saccarozơ).

C. Tính chất hóa học

Phản ứng thủy phân

(Saccarozơ) C12H22O11 + H2O \overset{H+}{\rightarrow}C6H12O6 (Glucozơ) + C6H12O6 (Fructozơ)

Tác dụng với Cu(OH)2/t^{\circ} thường

Saccarozơ + Cu(OH)2 \rightarrow dd xanh lam

D. Sản xuất và ứng dụng

Sản xuất

Saccarozơ được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt. Ở nước ta, quy trình sản xuất saccarozơ từ cây mía như sau:

Ứng dụng

  • Thực phẩm quan trọng của con người.
  • Dùng làm nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát, đồ hộp.
  • Dùng để pha chế thuốc
  • Thùy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích.

II/ Mantozơ

A. Cấu tạo

Công thức phân tử: C12H22O11 (342). Đồng phân của saccarozơ.
Công thức cấu tạo: 2\alpha-glucozơ (liên kết với nhau qua nguyên tử O)
Cấu trúc mạch vòng.

B. Tính chất vật lí

Vị ngọt, có trong mầm cây lúa, kẹo mạch nha.

C. Tính chất hóa học

Phản ứng thủy phân

(Mantozơ) C12H22O11 + H2O \overset{H+}{\rightarrow} 2C6H12O6 (2 \alpha -glucozơ)

Tác dụng với Cu(OH)2/ thường

Mantozơ + Cu(OH)2 \rightarrow dd xanh lam

Tác dụng với AgNO3/NH3

C12H22O11 + 2AgNO3 + NH3 \rightarrow 2Ag

Tác dụng vói Cu(OH)2/OH^{-}, t^{\circ}

Tạo kết tủa đỏ gạch (Cu2O)

Người đóng góp
Comments to: Bài 6: Saccarozơ và Mantozơ; Tinh bột và Xenlulozơ (P1)