I/ Khái niệm

Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan tron nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực

II/ Chất béo

a. Định nghĩa

Trieste của axit béo và glyxerol (C3H5(OH)3)

  • Axit béo có khối lượng lớn, mạch không phân nhánh, chia làm 2 loại:
  • Axit béo no (liên kết đơn):
    C17H35COOH: axit stearic
    C15H31COOH: axit panmitic
  • Axit béo không no (liên kết đôi):
    C17H33COOH: axit oleic (1 liên kết đôi)
    C17H31COOH: axit linoleic (2 liên kết đôi)

b. Công thức tổng quát

(RCOO)3C3H5
Chất béo no: Mỡ động vật,trạng thái rắn
Tristearin (C17H35COO)3C3H5. M=890
Tripanmitin (C15H31COO)3C3H5. M=806
Chất béo không no: Dầu thực vật, trạng thái lỏng
Triolein (C17H33COO)3C3H5. M=884
Trilinolein (C17H31COO)3C3H5. M= 878

c. Tính chất vật lí

  • Nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Phân tử có gốc hiđrocacbon không no, thí dụ(C17H33COO)3C3H5, chất béo ở dạng lỏng. Phân từ có gốc hiđrocacbon no, (C17H35COOH)3C3H5, chất béo ở dạng rắn.
  • Mỡ động vật, dầu thực vật (mỡ bò, lợn, gà,… dầu lạc, dầu vừng, dầu cọ, dầu oliu) đều không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzene, hexan, clorofom,… Chúng nhẹ hơn nước nên cho nào nước, dầu hoặc mỡ đều nổi.

d. Tính chất hóa học

  • Phản ứng thủy phân trong môi trường axit

Chất béo + H2O \Leftrightarrow H^+ Axit béo + Glyxerol
(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O \Leftrightarrow H^+ 3C17H35COOH + C3H5(OH)3

  • Phản ứng thủy phân trong môi trường bazơ (Phản ứng xà phòng hóa)

Chất béo + 3NaOH \rightarrow 3Xà phòng + Glyxerol
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \rightarrow 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

  • Hiđro hóa

Chất lỏng + 3H2 \xrightarrow[Ni]{t^{\circ}}Chất rắn
(C17H35COO)3C3H5 (lỏng) + 3H2 \xrightarrow[Ni]{t^{\circ}} (C17H35COO)3C3H5 (rắn)

e. Ứng dụng

  • Thức ăn quan trọng của con người.
  • Nguồn dinh dưỡng cung cấp lượng năng lượng đáng kể cho cơ thể.
  • Chất béo không sử dụng, tích lũy thành mỡ.
  • Nguyên liệu tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể.
  • Bảo đảm sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan.
  • Ngoài ra, chất bép còn được sử dụng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,… Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.

Các dạng bài tập của CHẤT BÉO

Dạng 1: Tính số loại chất béo

Số loại chất béo tối đa: T = \frac{n^2 (n+1)}{2} . n: số loại axit béo

Số loại chất béo chứa các loại axit béo: T – n

vd: Có C17H35COOH, C17H33COOH tác dụng với Glyxerol
Số loại chất béo tối đa: T = \frac{n^2 (n+1)}{2} = \frac{2^2 (2+1)}{2} = 6
Số loại chất chứa cả 2 axit béo: T – n = 6 – 2 = 4

Dạng 2: XĐCT chất béo

(R1COO)3C3H5 + 3NaOH \rightarrow 3R1COONa + C3H5(OH)3

MChất béo = \frac{m}{n}, nX = \frac{1}{3} nNaOH = nC3H5(OH)3

Định luật bảo toàn khối lượng: mChất béo + mNaOH = mXà phòng + mC3H5(OH)3

Dạng 3: Chất béo không no + H2

(Olein lỏng) (C17H33COO)3C3H5 + 3H2  (C17H35COO)3C3H5 (Stearin rắn)

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 2: Lipit