Đừng cố xem lại bài, hãy gợi lại bài học trong đầu.

Sau khi đọc một trang sách hãy:

↪Nhìn đi chỗ khác và cố nhớ lại những ý chính.

↪Highlight vừa đủ: chỉ highlight những gì mà bạn không thể nhớ ra.

↪Thử nhớ lại những ý chính đó khi bạn đi lại hoặc ở một nơi hoàn toàn khác nơi bạn học bài.

 Khả năng GỢI NHỚ và HÌNH THÀNH NHỮNG Ý TƯỞNG TRONG TÂM TRÍ là một trong những chìa khóa cho việc học hiệu quả.

Hãy kiểm tra lại.

Hãy luyện tập để có thể ghi nhớ được lâu hơn và nhiều hơn. Flashcards sẽ rất hữu ích.

Nhai đi nhai lại” những khúc mắc của bạn.

Hãy cố hiểu những vấn đề và luyện tập giải quyết chúng tới mức bạn có thể nghĩ ra phương pháp ngay lập tức khi gặp lại. Chúng ta sẽ làm như thế này:

↪Giải quyết vấn đề ⇒ Lặp lại 1 (2,3..) lần nữa.

 Lặp lại những bài học giống như cách mà bạn lặp lại một bài hát, để nó tự do lặp lại trong tâm trí của bạn một cách tự nhiên. Những thông tin đó sẽ tồn tại trong trí nhớ của bạn thành một khối là bạn có thể “lấy ra” bất kì khi nào.

Bạn phải CHẮC CHẮN rằng bạn có thể XỬ LÝ NÓ MỘT CÁCH NHANH CHÓNG VÀ THÀNH THẠO NHẤT – từng bước một.

Sự lặp lại.

Hãy dành một ít thời gian mỗi ngày học mỗi thứ một ít, giống như một vận động viên vậy. Tương tự cơ bắp, não bộ chỉ có thể tiếp nhận một lượng kiến thức nhất định.

Thử thay đổi phương pháp và kĩ thuật giải khi học.

Đừng làm một bài quá nhiều lần với chỉ một phương pháp – bạn chỉ đang “học vẹt”.

➣Thử đảo ngược nó lại và giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Nó sẽ giúp bạn nhận ra khi nào và tùy hoàn cảnh mà dùng phương pháp nào đó để giải quyết vấn đề cách tối ưu nhất (sách thường không chỉ ra những điều này, mà chúng ta phải tự giải quyết).

➣Sau mỗi bài tập và bài kiểm tra, hãy xem kỹ lại những lỗi của mình và đảm bảo rằng bạn hiểu, và sau đó làm lại bài một lần nữa. Để học một cách hiệu quả nhất, viết câu hỏi ở một mặt của flashcard và lời giải ở mặt còn lại.

➣Viết tay sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn là đánh máy. Bạn cũng có thể chụp lại flashcard nếu bạn muốn lưu nó trên điện thoại. Tự dò ngẫu nhiên những vấn đề khác nhau. Một cách tiếp cận khác là hãy tìm một bài tập trong sách  và tự dò lại xem liệu bạn có thể giải nó một cách nhanh chóng và gọn gàng không.

Hãy nghỉ ngơi.

Không nghĩ ra lời giải khi mới gặp một bài tập mới là chuyện bình thường. Đó là lý do mà MỘT PHÚT HỌC MỖI NGÀY SẼ LUÔN TỐT HƠN NHỒI NHÉT QUÁ NHIỀU MỘT LÚC. Mỗi khi toán hay bài tập tự nhiên làm bạn bối rối, hãy nghỉ ngơi để cho tâm trí bạn có thể có thời gian nghiền ngẫm vấn đề sâu hơn.

Giải thích bằng những liên tưởng đơn giản.

Mỗi khi bạn thấy khó khăn với một khái niệm mới, hãy thử nghĩ cách để giải thích khái niệm này để một đứa trẻ 10 tuổi cũng có thể hiểu. Phép liên tưởng thật sự hữu ích, chẳng hạn như dòng điện thường được ví như một dòng nước. Đừng chỉ nghỉ trong đầu, hãy nói ra miệng hoặc viết ra giấy. Nỗ lực khi viết hoặc nói sẽ giúp ghi nhớ sâu hơn (hình thành những liên kết nơ-ron lâu dài).

Tập trung.

Tắt tất cả những tiếng beep và báo thức trên điện thoại và máy tính, và bật đếm giờ đúng 25 phút. Tập trung trong vòng 25 phút đó và làm việc chăm chỉ hết sức có thể. Sau khi hết thời gian, bạn có thể cho bản thân một phần thưởng nhỏ như là động lực. Một vài quãng mỗi ngày thực sự giúp cải thiện việc học của bạn. Hãy thử đặt ra thời gian và địa điểm cho việc học của bạn – và đừng ngó nghiêng đến điện thoại hay máy tính.

Eat your frogs first”.

Giải quyết vấn đề khó nhằn nhất đầu tiên, khi bạn đang tràn đầy năng lượng.

Đặt ra một phép so sánh trong tâm trí.

Hãy thử tưởng tượng nơi bạn đang học và so sánh nó với nơi mà bạn muốn đến. Để một tấm hình hay giấy ghi chú ở nơi làm việc để gợi nhớ về ước mơ của bạn. Mỗi khi bạn mất đi động lực, hãy nhìn vào đó. Nỗ lực của bạn sẽ luôn được đền đáp xứng đáng. 

Link: https://www.quora.com/How-can-I-study-more-effectively-I-manage-to-make-average-grades-from-what-I-retain-in-class-and-with-the-little-studying-I-manage-to-do-I-do-find-flash-cards-work-for-definitions-but-I-am-a-nursing-student-and-they-can-only-go-so-far-Any-tips

Học ngay tại: https://lecttr.com/



Người đóng góp
Comments to: How do smart students study? (p5)