Lí thuyết
Niken
Vị trí
- Ô số 28, nhóm VIIIB, chu kì 4
Tính chất và ứng dụng
Tính chất vật lí
- Là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn (D=8,9
), nóng chảy ở 1455ºC
Tính chất hóa học
- Là kim loại có tính khử yếu hơn sắt, tác dụng được với nhều đơn chất và hợp chất nhưng không tác dụng với hiđro
- Ở nhiệt độ thường, Ni bền với không khí và nước
Ứng dụng
- Ni được mạ lên sắt để chống gỉ
- Trong công nghiệp hóa chất, Ni được dùng làm chất xúc tác
Kẽm
Vị trí
- Ô số 30, nhóm IIB, chu kì 4
Tính chất và ứng dụng
Tính chất vật lí
- Là kim loại có màu lam nhạt, khối lượng riêng lớn (D=7,13
), nóng chảy ở 419,5°C
- Ở điều kiện thường, Zn khá giòn
- Zn ở trạng thái rắn và hợp chất của kẽm không độc nhưng hơi của ZnO rất độc
Tính chất hóa học
- Là kim loại hoạt động, có tính khử mạnh hơn sắt
- Zn tác dụng trực tiếp với oxi, lưu huỳnh,… khi đun nóng và tác dụng được với các dung dịch axit, kiềm, muối.
Ứng dụng
- Zn được dùng mạ (hoặc tráng) để bảo vệ sắt khỏi gỉ
- ZnO dùng làm thuốc giảm đau
Chì
Vị trí
- Ô số 82, nhóm IVA, chu kì 6
Tính chất và ứng dụng
Tính chất vật lí
- Là kim loại có màu trắng hơi xanh, khối lượng riêng lớn (D=11,34
), nóng chảy ở 327,4ºC
- Chì mềm và dễ dát mỏng
Tính chất hóa học
- Pb tác dụng với oxi của không khí tạo ra màng oxit bảo vệ cho kim loại không tiếp tục bị oxi hóa
- Khi đun nóng trong không khí, Pb bị oxi hóa tạo ra PbO
- Pb tác dụng với lưu huỳnh tạo ra PbS
- Chì và hợp chất của chì rất độc
Ứng dụng
- Chì được dùng để chế tạo các bản cực ăcquy, vỏ dây các, đầu đạn và chế tạo thiết bị để bảo vệ khỏi các tia phóng xạ
Thiếc
Vị trí
- Ô số 50, nhím IVA, chu kì 5
Tính chất và ứng dụng
Tính chất vật lí
- Là kim loại màu trắng bạc, khối lương riêng lớn (D=7,92
), mềm, dễ dát mỏng, nóng chảy ở 232ºC
- Tồn tại ở dạng thiếc trắng và thiếc xám
Tính chất hóa học
- Thiếc tan chậm trong dung dịch HCl loãng
↑
- Khi đun nóng trong không khí, Sn tác dụng với
Ứng dụng
- Dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ
- Hợp kim thiếc – chì dùng để hàn
được dùng làm men trong công nghiệp gốm sứ và thủy tinh mờ
Bài tập
Bài tập 1
Dãy nào sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần
A. Pb, Ni, Sn, Zn
B. Pb, Sn, Ni, Zn
C. Ni, Sn, Zn, Pb
D. Ni, Zn, Pb, Sn
Bài tập 2
Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để
A. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa
B. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường
C. Vỏ tàu được chắc hơn
D. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn
Bài tập 3
Nước thải công nghiệp thường chứa ion kim loại nặng như … Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây
A.
B. NaCl
C. HCl
D. KOH
Bài tập 4
Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là
Bài tập 5
Cho 40g hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với oxi dư nung nóng thu được 46,4 chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là
A. 100ml
B. 200ml
C. 300ml
D. 400ml
No Comments
Leave a comment Cancel