1. Chương 5: Đại cương về kim loại
  2. Hóa học lớp 12
  3. Lớp 12

Bài 23: Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Điều chế kim loại

Nguyên tắc

Khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại

\dpi{100} M^{n+} + ne \rightarrow M

Các phương pháp

Phương pháp thủy luyện

  • Chủ yếu dùng để điều chế kim loại có tính khử yếu hơn Al
  • Là phương pháp dùng kim loại có tính khử mạnh khử ion kim loại yếu hơn trong dung dịch muối

\dpi{100} Cu + 2AgNO_{3} \rightarrow Cu(NO_{3})_{2} + 2Ag

Phương pháp nhiệt luyện

  • Dùng chất khử như CO, H2, Al,.. để khử ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao
  • Phạm vi sử dụng: thường dùng trong công nghiệp với kim loại sau Al

\dpi{100} M_{x}O_{y} + \left\{\begin{matrix} CO\\ H_{2}\\ Al \end{matrix}\right. \rightarrow M + \left\{\begin{matrix} CO_{2}\\ H_{2}O\\ Al_{2} O_{3} \end{matrix}\right.

Phương pháp điện phân

Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li

Điện phân nóng chảy
  • Dùng dòng điện một chiều để khử ion kim loại trong muối (oxit, hidroxit) ở trạng thái nóng chảy hoặc trạng thái dung dịch
  • Phạm vi sử dụng: có thể dùng để điều chế tất cả các kim loại nhưng thường dùng với kim loại mạnh: K, Na, Mg, Ca, Ba và Al
Điện phân dung dịch
  • Dùng dòng điện một chiều khử ion kim loại yếu trong dung dịch muối của nó.
  • Phạm vi sử dụng: Dùng điều chế các kim loại yếu

Sự ăn mòn kim loại

Khái niệm

Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh

Phân loại

  Ăn mòn điện hóa Ăn mòn hóa học
Định nghĩa Là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện Là sự phá hủy kim loại do kim loại phản ứng hóa học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao
Đặc điểm Phát sinh dòng điện Không phát sinh dòng điện và nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh
Bản chất Là quá trình oxi hóa khử xảy ra trên bề mặt các điện cực

Là quá trình oxi hóa khử

(trong đó các e của kim loại chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng) 

Điều kiện ăn mòn điện hóa

Các điện cực phải khác chất nhau. Trong đó kim loại có tính khử mạnh sẽ là cực âm

Các điện cực tiếp xúc với nhau ( trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn )

Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch điện ly

Cơ chế ăn mòn điện hóa
  • Kim loại là cực âm bị ăn mòn ( bị oxi hóa ) thành ion dương
  • Dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương

Nếu dung dịch điện li là axit thì tại cực dương: \dpi{100} 2H^{+} + 2e \rightarrow H_{2}O

Nước có hòa tan oxi, hoặc dung dịch chất điện ly trung tính, hoặc dung dịch bazo có thể ăn mòn điện hóa với nhiều kim loại thì ở cực dương có sự khử oxi: \dpi{100} 2H_{2}O + O_{2} + 4e \rightarrow 4OH^{-}

Kết quả hình ảnh cho ăn mòn điện hóa

Chống ăn mòn kim loại

Cách li kim loại với môi trường: phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác

Phương pháp điện hóa: dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn làm vật đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn để bảo vệ vật liệu kim loại. 

Người đóng góp
Comments to: Bài 23: Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại