1. Hàm số mũ - Hàm số lũy thừa - Hàm số logarit
  2. Lớp 12
  3. Toán lớp 12

Bài 1: Lũy thừa số mũ hữu tỉ. Lũy thừa với số mũ thực.

Lũy thừa số mũ nguyên 

Định nghĩa

Lũy thừa số mũ nguyên dương

Cho a\in\mathbb{R} , n\in\mathbb{N} , n\geq1, ta định nghĩa:

\LARGE a^n=a.a.a...a (n thừa số a)

a^n là lũy thừa bậc n của a, a gọi là cơ số, n gọi là số mũ

Lũy thừa số mũ nguyên âm

Cho a\neq0, n\in\mathbb{N}* , ta định nghĩa:

\LARGE a^0=1; a^{-n}=\frac{1}{a^n}

Chú ý:

0^0 và  0^{-n} không có nghĩa

 

Tính chất

Định lí 1

Cho a\neq0,n\neq0,\ m,n\in\mathbb{Z}. Khi đó ta có:

  • a^m.a^n=a^{m+n}
  • \frac{a^m}{a^n}=a^{m-n}
  • \left ( a^m \right )^n=a^{m.n}
  • (ab)^n=a^n.b^n
  • \left ( \frac{a}{b} \right )^n=\frac{a^n}{b^n}

Định lí 2

Cho m,n\in\mathbb{Z}. Khi đó, ta có:

Với a>1a^m>a^n\Leftrightarrow m>n (hàm số đồng biến)

Với 0<a<1a^m>a^n\Leftrightarrow m<n (hàm số nghịch biến)

Hệ quả 1

Với 0<a<bm\in\mathbb{Z}, ta có:

a^m<b^m\Leftrightarrow m>0

a^m>b^m\Leftrightarrow m<0

Hệ quả 2:

Với n là số tự nhiên lẻ, ta có:

\dpi{150} a<b\Leftrightarrow a^n<b^n

 

Căn bậc n

Định nghĩa

Cho  a \in \mathbb{R},n\in\mathbb{N*}, b \in\mathbb{R} là căn bậc n của a khi và chỉ khi:

\dpi{150} b^n=a

Nhận xét:

     Với mỗi a\in\mathbb{R} và n lẻ, có duy nhất một căn bậc n của a, kí hiệu \sqrt[n]{a}.

     Với mỗi a >0 và n chẵn, có đúng hai căn bậc n của a, kí hiệu \sqrt[n]{a}-\sqrt[n]{a}, trong đó  \sqrt[n]{a}>0-\sqrt[n]{a}<0.

Tính chất

Cho a,b\geq0, m,n\in\mathbb{N}^*, p,q\in\mathbb{Z}, ta có:

  • \sqrt[n]{ab}=\sqrt[n]{a}.\sqrt[n]{b}
  • \sqrt[n]{\frac{a}{b}}=\frac{\sqrt[n]{a}}{\sqrt[n]{b}}
  • \sqrt[n]{a^p}=(\sqrt[n]{a})^p\ (a>0)
  • \sqrt[m]{\sqrt[n]{a}}=\sqrt[mn]{a}
  • Nếu  \frac{p}{m}=\frac{q}{n} thì \sqrt[m]{a^p}=\sqrt[n]{a^q}\ (a>0)

Lũy thừa với số mũ hữu tỉ

Định nghĩa

Cho a là một số thực dương, r là một số hữu tỉ có dạng r=\frac{m}{n}, trong đó m\in\mathbb{Z}, n\in\mathbb{N}^*.

Ta định nghĩa:

\LARGE a^r=a^\frac{m}{n}=\sqrt[n]{a^m}

Tính chất

Tương tự như của lũy thừa với số mũ nguyên được nêu ra ở trên.

 

Lũy thừa với số mũ vô tỉ

Định nghĩa

Cho a>0 và \dpi{150} \alpha là một số vô tỉ.

Người ta chứng minh được rằng  luôn có một dãy số hữu tỉ  r_1, r_2,..., r_n,... mà  \lim r_n=\alpha

Xét những dãy số lũy thừa tương ứng: a^{r_1},a^{r_2},...,a^{r_n},...

Người ta chứng minh rằng dãy số  a^{r_1},a^{r_2},...,a^{r_n},... có giới hạn xác định chỉ phụ thuộc vào a\alpha (không phụ thuộc vào dãy hữu tỉ đã chọn) khi n\rightarrow +\infty.

Giới hạn đó được gọi là lũy thừa của với số mũ vô tỉ \alpha của số dương a. Kí hiệu là a^\alpha .

Vậy:

\LARGE a^\alpha=\lim_{n\rightarrow +\infty}a^{r_n} , trong đó  \LARGE \lim{r_n}=\alpha\LARGE r_n\in\mathbb{Q},\forall n

Ví dụ:

\sqrt3 là giới hạn của dãy sau: 1;1,7;1,73;1,732...

Nên 2^\sqrt{3} là giới hạn của dãy sau: 2^1;2^{1,7};2^{1,73};2^{1,732};...

 

Một số lưu ý về cơ số của lũy thừa a^r

r\in \mathbb{N} thì a\in\mathbb{R}

r\in\mathbb{Z} thì a\neq 0 (do 0^00^{-n} vô nghĩa)

r\in\mathbb{R} thì a>0 (do có \sqrt[n]{a})

Tính chất

Tương tự như của lũy thừa với số mũ nguyên được nêu ra ở trên.

 

Bài tập

  1. Cho biểu thức P=\sqrt{x\sqrt[3]{x^2\sqrt[k]{x^3}}}, với x>0. Xác định k để P=x^{\frac{23}{24}}
  2. Cho x>0, y>0, rút gọn biểu thức P=\frac{x^\frac{5}{4}y+xy^\frac{5}{4}}{x^\frac{1}{4}+y^\frac{1}{4}}?
  3. Cho 25^x+25^{-x}=7. Tính giá trị biểu thức P=\frac{4-5^x-5^{-x}}{9+5^x+5^{-x}}
  4. Tính giá trị biểu thức P=(\sqrt6+\sqrt2)^{2016}(\sqrt6-3\sqrt2)^{2016}
  5. Cho f(x)=\frac{4^x}{4^x+2}. Tính T=f\left (\frac{1}{2020} \right )+f\left (\frac{2}{2020} \right )+f\left (\frac{3}{2020} \right )+...+f\left (\frac{2018}{2020} \right )+f\left (\frac{2019}{2020} \right )

 

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 1: Lũy thừa số mũ hữu tỉ. Lũy thừa với số mũ thực.