1. Chương III: Dòng điện trong các môi trường
  2. Lớp 11
  3. Vật lý lớp 11

Chuyên đề: Dòng điện trong chất điện phân (tiếp theo)

Bài tập ví dụ

Bài tập 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r = 1 Ω. R1 = 3 Ω ; R2 = R3 = R4 = 4 Ω. R2 là bình điện phân, đựng dung dịch CuSO4 có anốt bằng đồng. Biết sau 16 phút 5 giây điện phân khối lượng đồng được giải phóng ở catốt là 0,48g.

a) Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân và cường độ dòng điện qua các điện trở ?

b) Tính E ?

Lời giải:

Ta có: 

\(m=\frac{AIt}{96500n}\) \(\Rightarrow I_2=\frac{96500.m.n}{A.t}=\frac{96500.0,48.2}{64.(16.60+5)}=1,5(A)\)

Hay I34 = 1,5 A

Ta lại có:

\(R_{34}=\frac{R_3R_4}{R_3+R_4}=\frac{4.4}{4+4}=2\: \Omega\) \(\Rightarrow U_3=U_4=U_{34}=I_{34}R_{34}=1,5.2=3(V)\) \(\Rightarrow I_3=\frac{U_3}{R_3}=\frac{3}{4}=0,75(A)\) \(\Rightarrow I_4=I_{34}-I_3=1,5-0,75=0,75(A)\)

Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là:

\(U_{AB}=U_{234}=I_2.R_{234}=1,5.(4+2)=9(V)\)

Dòng điện đi qua điện trở R1 là:

\(I_1=\frac{U_{AB}}{R_1}=\frac{9}{3}=3(A)\)

b. Dòng điện đi qua nguồn E là:

I = I1 + I2 = 1,5 + 3 = 4,5 A

Điện trở tương đương của mạch là:

\(R=\frac{R_1(R_2+R_{34})}{R_1+R_2+R_{34}}=\frac{3.(4+2)}{3+4+2}=2\: \Omega\)

Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta được:

\(I=\frac{E}{r+R}\Rightarrow E=I(r+R)=4,5.(1+2)=13,5V\)

Bài tập 2: Cho mạch điện như hình vẽ: Mỗi nguồn E = 4,5V, r = 0,5Ω, R1 = 1Ω, R3 = 6Ω; R2: Đèn (6V – 6W), R4 = 2Ω, R5 = 4Ω (với R5 là bình điện phân đựng dung dịch CuSO4/Cu. Cho biết A = 64, n = 2. Tính:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

a) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

b) Nhiệt lượng tỏa ra trên bóng đèn trong thời gian 10phút.

c) Khối lượng Cu bám vào catốt trong thòi gian 16 phút 5 giây.

d) Hiệu điện thế giữa hai điểm C và M.

Lời giải:

a) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn:

\(\left\{\begin{matrix} E_b=4E=4.4,5=18V\\ r_b=\frac{4r}{2}=\frac{4.0,5}{2}=1\Omega \end{matrix}\right.\)

b) Ta có:

\(R_2=\frac{U_d^2}{P_d}=\frac{6^2}{6}=6\Omega \Rightarrow R_{23}=R_2+R_3=6+6=12\Omega\) \(R_{45}=R_4+R_5=2+4=6\Omega\) \(\Rightarrow R=\frac{R_{23}R_{45}}{R_{23}+R_{45}}+R_1=\frac{12.6}{12+6}+1=5\Omega\)

Dòng điện đi qua mạch chính là:

\(I=\frac{E_b}{R+r_b}=\frac{18}{5+1}=3(A)\) \(\Rightarrow U_{23}=U_{45}=U_{2345}=IR_{2345}=3.4=12V\) \(\Rightarrow I_{23}=\frac{U_{23}}{R_{23}}=\frac{12}{12}=1A\) \(\Rightarrow I_{45}=I-I_{23}=3-1=2A\)

Dòng điện đi qua bóng đèn là: I2 = I23 = 1 A

Nhiệt lượng toả ra trên bóng đèn trong thời gian 10 phút là:

\(Q=I_2^2R_2t=1^2.6.(10.60)=3600\: \: (J)\)

c) Dòng điện chạy qua bình điện phân: I5 = I45 = 2 A

Khối lượng Cu bám trên Catot là:

\(m=\frac{A.I_5t}{96500n}=0,64(g)\)

d. Hiệu điện thế giữa hai điểm C và M là:

\(U_{CM}=E+E-I_{CB}2r-I_{23}R_3=4,5+4,5-\frac{3}{2}.2.0,5-1.6=1,5(A)\)

Bài tập tự luyện

Bài tập 1: Cho mạch điện như hình vẽ: E = 13,5 V, r = 1 Ω; R1 = 3 Ω; R3 = R4 = 4 Ω. Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, anốt bằng đồng, có điện trở R2 = 4 Ω. Hãy tính:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

a) Điện trở tương đương RMN của mạch ngoài, cường độ dòng điện qua nguồn, qua bình điện phân.

b) Khối lượng đồng thoát ra ở catốt sau thời gian t = 3 phút 13 giây. Cho khối lượng nguyên tử của Cu = 64 và n = 2.

Lời giải: Tại đây

Bài tập 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có: E = 1,5V, r0 = 0,5Ω. Mạch ngoài R1 = 2Ω, R2 = 9Ω, R4 = 4Ω, đèn R3: 3V – 3W, R5 là bình điện phân dung dịch AgNO3 có dương cực tan. Biết ampe kế A1 chỉ 0,6A, ampe kế A2 chỉ 0,4A, RA = 0, RV rất lớn. Tìm:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

a) Cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở bình điện phân.

b) Số pin và công suất mỗi pin.

c) Số chỉ trên vôn kế hai đầu bộ nguồn.

d) Khối lượng bạc được giải phóng ở catot sau 16 phút 5 giây điện phân.

e) Độ sáng của đèn R3?

Lời giải: Tại đây

Người đóng góp
Comments to: Chuyên đề: Dòng điện trong chất điện phân (tiếp theo)