Quần thể
Khái niệm
Tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh ra thế hệ sau.
Đặc trưng di truyền của quần thể
- Vốn gen: tập hợp tất cả các alen của các gen trong quần thể ở một thời điểm xác định.
- Tấn số alen = số alen đó/tổng số alen của cá thể.
- Tần số kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó
Quần thể tự phối
Đặc điểm
- Gồm các cá thể tự thụ.
- Ít đa dạng kiểu gen, kiểu hình \( \Rightarrow \) khả năng thích nghi kém.
- Qua các thế hệ, cấu trúc di truyền thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp.
Công thức tính tần số kiểu gen
Cho quần thể có cấu trúc di truyền là: x AA: y Aa: z aa. (x + y + z =1).
Gọi n là số thế hệ tự phối.
Qua n thế hệ, cấu trúc di truyền của quần thể:
%Aa = y\((\frac{1}{2})^{n}\).
% AA = x + \(\frac{y-y(\frac{1}{2})^{n}}{2}\).
% aa = z + \(\frac{y-y(\frac{1}{2})^{n}}{2}\).
Quần thể ngẫu phối
Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối
- Các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau.
- Đa dạng về kiểu gen, kiểu hình \( \Rightarrow \) khả năng thích nghi tốt.
- Qua các thế hệ, cấu trú di truyền thay đổi theo kiểu tăng tỉ lệ dị hợp, giảm tỉ lệ đồng hợp.
Định luật Hardy – Weinberg
Xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
Cho cặp gen A,a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a.
Cho quần thể có cấu trúc di truyền: x AA : y Aa : z aa. (x + y + z = 1).
Tần số alen A: p = x + \(\frac{y}{2}\).
Tần số alen a: q = z + \(\frac{y}{2}\) = 1 – p.
Quần thể cân bằng nếu: \(p^{2}\) = x; \(q^{2}\) = z.
Nếu quần thể chưa cân bằng, qua một thế hệ ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng.
Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hardy – Weinberg
- Quần thể phải có kích thước lớn.
- Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
- Không có tác động của các nhân tố tiến hóa (đột biến, di nhập cư, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên,…)
- Quần thể phải được cách li với quần thể khác.
Ý nghĩa định luật
Từ tần số kiểu hình lặn, tính được tần số mỗi alen, từ đó xác định được tần số kiểu gen trong quần thể.
Nắm vững các dạng bài tập tại “Di truyền học quần thể – Dạng bài tập thường gặp” cùng Lecttr nhé!
No Comments
Leave a comment Cancel