1. Sinh học lớp 12
  2. Trải nghiệm

Chuyên đề: Di truyền học quần thể

Trước khi bắt tay vào giải bài tập thì đừng quên ôn lại kiến thức tại “Di truyền học quần thể – Tóm tắt kiến thức” nhé :>

Quần thể tự phối 

Bài tập minh họa

Câu 1: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát có 30% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, cấu trúc di truyền của quần thể là như thế nào? 

Hướng dẫn giải 

Qui ước gen: A: cánh dài; a: cánh ngắn.

Ta gọi cấu trúc di truyền quần thể ban đầu là: x AA: y Aa: z aa. 

Thế hệ xuất phát có 30% cá thể đồng hợp trội \( \Rightarrow \) x = 0,3.

Sau khi qua 3 thế hệ tự thụ, tỉ lệ dị hợp bằng 8%.

Ta có phương trình: y x \((\frac{1}{2})^{3}\) = 8%

\( \Leftrightarrow  \) y = 0,64. 

\( \Rightarrow \) z = 1 – x – y = 1 – 0,3 – 0,64 = 0,06.

Vậy cấu trúc di truyền của quần thể: 0,3 AA: 0,64 Aa: 0,06 aa. (0,94 cánh dài: 0,06 cánh ngắn). 

 

Câu 2: Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho các cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 9 cây thân cao : 1 cây thân thấp. Biết không xảy ra đột biến. Cấu trúc di truyền thế hệ P của quần thể? 

Hướng dẫn giải

Đưa tỉ lệ ở F1 về tỉ lệ phần trăm: 0,9 cây cao (AA: Aa): 0,1 cây thấp (aa). 

Gọi cấu trúc di truyền của quần thể lúc đầu là x AA: y Aa. 

Ta có: 

F1 có 0,9 cây cao \( \Rightarrow \) x + \(\frac{(y – y(\frac{1}{2})^{1})}{2}\) + \(y(\frac{1}{2})^{1}\) = 0,9. (1)

0,1 cây thấp \( \Rightarrow \) \(\frac{(y – y(\frac{1}{2})^{1})}{2}\) = 0,1. (2)

Từ (1)(2) \( \Rightarrow \) x = 0,6; y = 0,4. 

Vậy cấu trúc di truyền quần thể: 0,6 AA: 0,4 Aa.

Bài tập tham khảo

Câu 1: Một quần thề có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở thế hệ thứ ba là bao nhiêu?

Đáp án: https://selfomy.com/hoidap/397128/qu%E1%BA%A7n-th%E1%BB%83-t%E1%BB%B1-ph%E1%BB%91i-c%C3%A2u-1

Câu 2: Xét một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ (P) là: 0,3AA + 0,3Aa + 0,4aa = 1. Nếu các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản thì tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen ở thế hệ F1 là bao nhiêu?

Đáp án: https://selfomy.com/hoidap/397133/qu%E1%BA%A7n-th%E1%BB%83-t%E1%BB%B1-ph%E1%BB%91i-c%C3%A2u-2

Câu 3: Giả sử thế hệ thứ nhất của một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền có q(a) = 0,2; q(A) = 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba sẽ như thế nào? Biết rằng cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ hai.

Đáp án: https://selfomy.com/hoidap/397199/qu%E1%BA%A7n-th%E1%BB%83-t%E1%BB%B1-ph%E1%BB%91i-c%C3%A2u-3

Quần thể ngẫu phối

Bài tập minh họa

Câu 1: Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A và a, trong đó tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Tần số alen a = 1 – 0,4 = 0,6.

Do quần thể cân bằng di truyền nên tần số kiểu gen aa =  \(0,6^{2}\) = 0,36. 

 

Câu 2: Người đàn ông nhóm máu A ở một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ người mang nhóm máu O là 4% và nhóm máu B là 21 %. Kết hôn với người phụ nữ có nhóm máu A ở một quần thể cân bằng di truyền khác có tỉ lệ người có nhóm máu O là 9% và nhóm máu A là 27%. Tính xác suất họ sinh được người con nhóm máu A?

Hướng dẫn giải

Gọi p1, p2 là tần số alen \(I^{A}\) ở 2 quần thể.

q1, q2 là tần số alen \(I^{B}\) ở 2 quần thể.

z1, z2 là tần số alen \(I^{O}\) ở 2 quần thể (x + y + z = 1). 

Quần thể cân bằng di truyền nên ta có:

Quần thể 1: \(z1^{2}\)= 0,04.

2q1z1 + \(z1^{2}\) = 0,21.

\( \Rightarrow \) z1 = 0,2; q1 = 0,3; p1 = 1 – 0,3 – 0,2 = 0,5.

Người đàn ông nhóm máu A có kiểu gen: 5/9 \(I^{A}\)\(I^{A}\) : 4/9 \(I^{A}\)\(I^{O}\)

Quần thể 2: \(z2^{2}\) = 0,09.

2p2z2 + \(z2^{2}\) = 0,27.

\( \Rightarrow \)z2 = 0,3; p2 = 0,3; q2 = 1 – 0,3 – 0,3 = 0,4.

Người phụ nữ nhóm máu A có kiểu gen: 1/3 \(I^{A}\)\(I^{A}\) : 2/3 \(I^{A}\)\(I^{O}\).

Xác suất sinh con máu A = 1 – (4/9 x 2/3 x 1/4) = 25/27.

Bài tập tự luyện

Câu 1:Ở người, gen qui định nhóm máu ABO gồm 3 alen \(I^{A}\), \(I^{B}\), \(I^{O}\). Xét một quần thể người cân bằng di truyền có tần số các alen IA = 0,5; IB = 0,3; IO = 0,2. Một cặp vợ chồng trong quần thể này đều có nhóm máu B. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng có nhóm máu O là bao nhiêu?

Đáp án: https://selfomy.com/hoidap/397201/qu%E1%BA%A7n-th%E1%BB%83-ng%E1%BA%ABu-ph%E1%BB%91i-c%C3%A2u-1

Câu 2: Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A và a, trong đó tần số alen a là 0,6. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể là bao nhiêu? 

Đáp án: https://selfomy.com/hoidap/397203/qu%E1%BA%A7n-th%E1%BB%83-ng%E1%BA%ABu-ph%E1%BB%91i-c%C3%A2u-2

Câu 3: Một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể này lần lượt là bao nhiêu?

Đáp án: https://selfomy.com/hoidap/397205/qu%E1%BA%A7n-th%E1%BB%83-ng%E1%BA%ABu-ph%E1%BB%91i-c%C3%A2u-3

 

 

 

 

 

 

 

  

  

  

  

  

 

Comments to: Chuyên đề: Di truyền học quần thể