Là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào thời gian xác định. 

Các đặc trưng cơ bản của quần xã

Đặc trưng về đa dạng loài

  • Được thể hiện qua độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể. 
  • Ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, độ đa dạng loài thấp hơn vùng có khí hậu ổn định. 
  • Ở vùng có độ đa dạng loài cao, số lượng cá thể mỗi loài ít.
    • Do môi trường nhiều thức ăn, phù hợp nhiều loài. 
    • Tăng khả năng cạnh tranh \( \Rightarrow \) số lượng cá thể mỗi loài ít.
  • Ở vùng có độ đa dạng loài thấp, số lượng cá thể mỗi loài cao.
    • Ít kiểu thức ăn.
    • Diện tích phân bố của mỗi kiểu thức ăn lớn \( \Rightarrow \) ít cạnh tranh. 

Đặc trưng về thành phần loài

Loài ưu thế

  • Tần số xuất hiện và độ phong phú cao.
  • Sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
  • Quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
  • Tác động mạnh mẽ làm thay đổi các nhân tố sinh thái của hệ sinh thái. 
  • Thường là thực vật kích thước lớn.

Loài thứ yếu

  • Luôn cạnh tranh với loài ưu thế. 
  • Số lượng cá thể nhiều.
  • Sinh khối lớn.
  • Hoạt động mạnh làm thay đổi nhân tố vô sinh quần xã.
  • Thay thế loài ưu thế khi nhóm này suy vong. 

Loài ngẫu nhiên

  • Tần số xuất hiện và độ phong phú thấp.
  • Sinh khối thấp.
  • Làm tăng mức độ đa dạng của quần xã.

Loài chủ chốt

  • Thường là động vật ăn thịt, hung dữ.
  • Sinh khối thấp.
  • Hoạt động mạnh mẽ làm biến đổi mạnh hệ sinh thái thông qua khống chế chuỗi thức ăn \( \Rightarrow \) duy trì sự ổn định quần xã.

Loài đặc trưng

  • Chỉ có ở 1 quần xã nào đó/số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. 
  • Có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.

Đặc trưng về hoạt động chức năng của các nhóm loài

  • Sinh vật tự dưỡng:
    • Như cây xanh, một số vi sinh vật có khả năng tự dưỡng,…
    • Tiếp nhận năng lượng mặt trời tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp. 
  • Sinh vật dị dưỡng:
    • Động vật, phần lớn vi sinh vật không tự tổng hợp được các chất hữu cơ,..
    • Sống nhờ nguồn thức ăn sơ cấp. 

Đặc trưng về phân bố cá thể các loài trong không gian

  • Phân bố theo chiều thẳng đứng. 
    • Sự phân bố của tầng cây trong rừng mưa nhiệt đới gồm 5 tầng: tầng vượt tán, ưu thế sinh thái tán rừng, dưới tán, bụi thấp và tầng cỏ, dương xỉ). 
    • Sự phân tán thực vật \( \Rightarrow \) kéo theo sự phân tầng các loài động vật.
  • Phân bố theo chiều ngang.
    • Do sự phân bố không đồng đều của nhân tố sinh thái \( \Rightarrow \) mỗi loài sinh vật thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. 
    • Làm giảm mức độ cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

Quan hệ hỗ trợ

Quan hệ Hội sinh Cộng sinh Hợp tác

 

 

Định nghĩa

Giữa hai loài sinh vật, trong đó:

  • Một loài có lợi
  • Một loài không bị hại cũng không có lợi
  • Giữa hai loài sinh vật
  • Trong đó, tất cả đều có lợi
  • Giữa hai loài sống dựa vào nhau, cả hai cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải có nhau
  • Khi tách riêng, hai loài này có hại 
  • Ví dụ: sáo và trâu

 

 

 

Hình thức

  • Phát tán nhờ
  • Ở nhờ
  • Giữa thực vật/nấm với vi khuẩn: tảo lục + nấm \( \rightarrow \) địa y
  • Thực vật với động vật: tảo và san hô
  • Động vật với động vật: trùng roi và mối 
 

 

Ý nghĩa

  • Tăng khả năng dinh dưỡng của một loài
  • Bảo vệ và phát tán cá thể
  • Tăng khả năng dinh dưỡng
  • Có lợi về nơi ở
  • Tăng khả năng dinh dưỡng
  • Chống chịu điều kiện bất lợi, kẻ thù

 

Quan hệ đối kháng

Cạnh tranh

  • Là mối quan hệ giữa các loài có cùng nguồn sống, các loài cạnh tranh nhau giành nguồn sống của môi trường. 
  • Cả 2 đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài thắng thế, loài kia bị hại nhiều hơn. 
  • Gồm 2 hình thức:
    • Cạnh tranh loại trừ: 1 loài thắng thế hoàn toàn, loài còn lại bị ảnh hưởng bất lợi.
    • Cạnh tranh không loại trừ: cả 2 loài đều chịu bất lợi. 
  • Ý nghĩa: Đảm bảo trạng thái cân bằng sinh học. 

Vật chủ – vật kí sinh

  • Là mối quan hệ một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. 
  • Vật kí sinh nhỏ, số lượng đông, tranh chất dinh dưỡng với vật chủ nhưng không giết chết vật chủ. 
  • Gồm 2 nhóm: 
    • Kí sinh hoàn toàn: sinh vật không có khả năng tự dưỡng (như cây tơ hồng sống kí sinh trên thân cây gỗ).
    • Nửa kí sinh: vừa sống nhờ vào các chất lấy từ sinh vật chủ vừa có khả năng tự dưỡng (như cây tầm gửi sống kí sinh trên thân cây chủ).

Ức chế – cảm nhiễm

  • Là quan hệ mà loài này sống bình thường nhưng gây hại cho người khác. 
  • Trong thực tiễn, lợi dụng chất tiết của sinh vật để ức chế sinh vật khác, chế thuốc trừ sâu sinh học.

Sinh vật này ăn sinh vật khác

  • Gồm các trường hợp: động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ. 
  • Là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. 
  • Ví dụ: 
    • Con vật ăn thịt thích nghi của cơ qun vận chuyển đuổi bắt con mồi, có hệ enzyme tiêu hóa con mồi,…
    • Con mồi có sự thích nghi của cơ quan chạy trốn, màu sắc dễ ẩn náu, khả năng tự vệ, tiết độc tố,…
  • Ý nghĩa: Ôn định trạng thái cân bằng quần thể.

 

 

Người đóng góp
Comments to: Quần xã – Tóm tắt kiến thức