1. Phần 5: Di truyền học
  2. Sinh học 12
  3. Trải nghiệm

Qui luật di truyền – Dạng bài tập thường gặp

Bạn đã nắm vững lý thuyết Qui luật di truyền chưa? Hãy củng cố thêm cùng Lecttr tại đây nhé!

Phương pháp giải các dạng bài tập 

Dạng 1: Xác định số giao tử được tạo thành và số tổ hợp được tạo thành

Xác định số giao tử được tạo thành

Phương pháp giải:

Xét các cặp gen có 2 alen qui định các cặp tính trạng khác nhau, gọi n là số cặp gen dị hợp thì số loại giao tử được tạo ra = 2n.

Ví dụ 1: Một tế bào sinh dục có kiểu gen AabbDd giảm phân sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Biết trong quá trình giảm phân không phát sinh đột biến.

Hướng dẫn giải

Gọi n là số cặp gen dị hợp của tế bào sinh dục trên.

Kiểu gen AabbDd có hai cặp gen dị hợp là Aa và Dd.

Áp dụng công thức, ta có: 2n  = 22 = 4.

Vậy tế bào sinh dục trên tiến hành giảm phân tạo tối đa 4 giao tử.

 

Ví dụ 2: Đem lai cây đậu hà lan có kiểu gen aaBB với cây đậu hà lan có kiểu gen AAbb thu được F1. Nếu F1 tiến hành giảm phân tạo giao tử thì sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Biết không phát sinh các đột biến trong các quá trình trên.

Hướng dẫn giải

Ta có sơ đồ lai:

P: aaBB                   x               AAbb

G: aB                       ;                Ab

F1: 100% AaBb.

Ta thấy F1 có kiểu gen AaBb dị hợp hai cặp gen.

Áp dụng công thức, ta có: 2n  = 22 = 4.

Xác định số tổ hợp

Phương pháp giải:

Số tổ hợp được tạo thành = tích giao tử được tạo ra từ cá thể bố và mẹ.

Ví dụ 1: Ở một loài động vật, đem con đực thuần chủng trội hoàn toàn cả 2 tính trạng đem lai phân tích thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, không viết sơ đồ lai, hãy tính số tổ hợp được hình thành.

Hướng dẫn giải

Ta có: P thuần chủng cả bố (qui ước gen: AABB) và mẹ (qui ước gen: aabb) sẽ tạo ra con lai F1 dị hợp về cả hai cặp gen.

F1 dị hợp 2 cặp gen tạo số giao tử 2n  = 22 = 4.

Vì đề cho F1 giao phối nên mỗi cá thể bố và mẹ đều tạo 4 giao tử.

Vậy số tổ hợp được tạo thành = 2 x 2 = 4.

 

Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, cho cây có kiểu gen aaBbDdEe giao phấn với cây có kiểu gen AabbddEe. Không viết sơ đồ lai, hãy tính số tổ hợp được tạo thành. Biết không phát sinh đột biến trong các quá trình.

Hướng dẫn giải

Ta có:

Xét kiểu gen aaBbDdEe có 3 cặp gen dị hợp, số giao tử tối đa là = 23 = 8.

Xét kiểu gen AabbddEe có 2 cặp gen dị hợp, số giao tử tối đa là = 22 = 4.

Vậy số hợp tử được tạo thành = 8 x 4 = 32.

Dạng 2: Xác định số kiểu gen, số kiểu hình được tạo ra từ phép lai

Phương pháp giải

– Bước 1: Xác định số kiểu gen (số kiểu hình) của từng cặp gen.

– Bước 2: Vì các cặp gen phân li độc lập nên số kiểu gen (số kiểu hình) = tích số kiểu gen (số kiểu hình) của từng cặp gen.

Ví dụ 1: Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui định phân li độc lập, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai giữa cá thể có kiểu gen AABbDd với cá thể có kiểu gen aabbDd. Số kiểu gen và số kiểu hình được tạo ra? Biết không xảy ra đột biến trong quá trình nguyên phân và giảm phân tạo giao tử.

Hướng dẫn giải

Xét cặp gen A,a ta có: AA x aa \( \Rightarrow \) 100% Aa \( \Rightarrow \) có 1 kiểu gen và 1 kiểu hình.

Xét cặp gen B,b ta có: Bb x bb \( \Rightarrow \) ½ Bb: ½ bb \( \Rightarrow \) có 2 kiểu gen và 2 kiểu hình.

Xét cặp gen D,d ta có: Dd x Dd \( \Rightarrow \) ¼ DD: ½ Dd: ¼ dd \( \Rightarrow \) có 3 kiểu gen và 2 kiểu hình.

Vậy:

Số kiểu gen = 1 x 2 x 3 = 6.

Số kiểu hình = 1 x 2 x 2 = 4.

 

Ví dụ 2: Khi tiến hành cho các cá thể bố mẹ có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen giao phối ngẫu nhiên với nhau, không viết sơ đồ lai, hãy tính số kiểu gen và số kiểu hình được tạo ra? Biết không xảy ra đột biến trong quá trình nguyên phân và giảm phân tạo giao tử.

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức ở mục I.1.4, ta có:

Số loại kiểu gen được tạo ra = 3n = 32 = 9.

Số loại kiểu hình được tạo ra = 2n = 22 = 4.

Dạng 3: Tính tỉ lệ xuất hiện kiểu gen, kiểu hình của một phép lai

Phương pháp giải:

Bước 1: Xác định tính trội lặn.

Bước 2: Xác định tỉ lệ từng kiểu gen (kiểu hình) của từng cặp gen.

Bước 3: Lấy tích tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình), sử dụng chỉnh hợp, tổ hợp và qui tắc cộng xác suất nếu cần.

Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, đem cây có kiểu gen AaBB lai với cây có kiểu gen AaBb. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen là bao nhiêu? Biết không xảy ra đột biến trong quá trình giảm phân tạo giao tử và nguyên phân.

Hướng dẫn giải

Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen là AaBb.

Xét phép lai Aa x Aa \( \Rightarrow \) ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa.

Xét phép lai BB x Bb \( \Rightarrow \) ½ BB: ½ Bb.

Vậy tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen = ½ Aa x ½ Bb = ¼ AaBb.

Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng, gen B qui định hạt trơn trội so với gen b qui định hạt nhăn. Người ta đem lai cây hoa đỏ, hạt trơn thuần chủng với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tỉ lệ F2 xuất hiện kiểu hình hoa đỏ, hạt nhăn là bao nhiêu? Biết không xảy ra đột biến trong quá trình nguyên phân và giảm phân tạo giao tử.

Hướng dẫn giải

Qui ước gen:

A: hoa đỏ                                  a: hoa trắng

B: hạt trơn                                 b: hạt nhăn

Lai cây hoa đỏ, hạt trơn thuần chủng (AABB) với cây đồng hợp lặn (aabb) thu được F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb).

F1 tự thụ phấn \( \Rightarrow \) AaBb x AaBb.

Xét phép lai Aa x Aa \( \Rightarrow \) ¾ hoa đỏ (A-): ¼ hoa trắng (aa).

Xét phép lai Bb x Bb = ¾ hạt trơn (B-): ¼ hạt nhăn (bb).

Tỉ lệ xuất hiện kiểu hình hoa đỏ, hạt nhăn = ¾ A- x ¼ bb = 3/16 A-bb.

 

Ví dụ 3: Bệnh bạch tạng và bệnh teo cơ ở người do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Ở một gia đình nọ, người bố chỉ bị bệnh bạch tạng và mang alen qui định bệnh teo cơ, người mẹ bình thường (đều mang alen qui định cả 2 bệnh trên). Hai vợ chồng này định sinh 2 người con, xác suất sinh con đầu lòng chỉ bị bệnh bạch tạng và con thứ 2 không bị bệnh nào cả là bao nhiêu? Biết không xảy ra đột biến trong các quá trình trên.

Hướng dẫn giải

Qui ước gen:

A: bình thường                              a: bạch tạng.

B: bình thường                              b: teo cơ.

Bố chỉ bị bệnh bạch tạng và mang alen qui định teo cơ \( \Rightarrow \) bố có kiểu gen aaBb.

Mẹ bình thường nhưng mang alen qui định cả 2 bệnh \( \Rightarrow \) mẹ có kiểu gen AaBb.

Xét phép lai aa x Aa \( \Rightarrow \) ½ bình thường (Aa): ½ bạch tạng (aa).

Xét phép lai Bb x Bb \( \Rightarrow \) ¾ bình thường (B-): ¼ teo cơ (bb).

Xác suất sinh con chỉ bị bệnh bạch tạng = ½ aa x ¾ B- = 3/8 aaB-.

Xác suất sinh con bình thường = ½ Aa x ¾ B- = 3/8 AaB-.

Vậy xác suất sinh con đầu lòng chỉ bị bệnh bạch tạng và con thứ 2 không bị bệnh nào cả = 3/8 x 3/8 x  = 9/32 (chỉ chọn trường hợp đứa con đầu lòng bệnh bạch tạng chứ không chọn trường hợp còn lại).

Dạng 4: Biện luận viết sơ đồ lai

Phương pháp giải

Bước 1: Xét từng cặp tính trạng => xác định tính trội lặn (nếu có).

Bước 2: Lấy tích tỉ lệ các cặp tính trạng => nếu kết quả bằng đúng đề bài => các cặp gen tuân theo qui luật di truyền phân li độc lập.

Bước 2: Dựa vào kiểu hình đề bài => suy ra số tổ hợp (nếu có).

Bước 3: Từ kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình => suy ra kiểu gen và viết sơ đồ lai.

Ví dụ 1: Cho đậu Hà Lan F1 tự thụ phấn được F2 phân tính theo tỉ lệ: 80 cây thân cao, hạt vàng; 27 cây thân cao, hạt xanh; 28 cây thâp thấp, hạt vàng; 9 cây thân thấp, hạt xanh. Biện luận về quy luật di truyền chi phối phép lai trên.

Hướng dẫn giải

– Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng

Cao: Thấp = 3:1 => Cao trội hoàn toàn so với thấp.

Hạt vàng: Hạt xanh = 3:1 => Hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh.

– Qui ước gen:

A: cao                     a: thấp.

B: hạt vàng             b: hạt xanh.

– Lấy tích tỉ lệ của từng cặp tính trạng:

(3 cao : 1 thấp)(3 hạt vàng : 1 hạt xanh) = 9 cao, vàng : 3 cao, xanh : 3 thấp, vàng : 1 thấp, xanh = tỉ lệ ở đề bài.

  • Hai cặp tính trạng qui định màu sắc hạt và chiều cao cây di truyền tuân theo qui luật phân li độc lập.
  • F1 có kiểu gen: AaBb x AaBb.

– Sơ đồ lai.

 

Ví dụ 2: Chiều cao thân cây do cặp gen A,a tuân theo qui luật trội hoàn toàn qui định. Màu hoa do cặp gen B,b tuân theo qui luật trội không hoàn toàn qui định. Đem lai hai cây chưa biết kiểu gen thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1. Hãy biện luận và xác định kiểu gen của P. Biết các cặp gen trên tuân theo qui luật phân li độc lập.

Hướng dẫn giải

Phân tích tỉ lệ kiểu hình:

3:3:1:1 = (3:1)(1:1) => có một phép lai giữa 2 cá thể dị hợp và một phép lai giữa 1 cá thể dị hợp với cá thể đồng hợp lặn (vì đồng hợp trội sẽ ra 100% kiểu hình trội).

Xét từng cặp tỉ lệ kiểu hình:

– Tỉ lệ 3:1 => Aa x Aa hoặc Bb x Bb. (1)

– Tỉ lệ 1:1 => Aa x aa hoặc Bb x bb. (2)

Từ (1) và (2) ta có kiểu gen của P:

Trường hợp 1: AaBb x Aabb.

Trường hợp 2: AaBb x aaBb.

 

 

Người đóng góp
Comments to: Qui luật di truyền – Dạng bài tập thường gặp