Những lưu ý trong phương pháp giải

Toàn mạch

  • Toàn mạch là mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động Eđiện trở trong r; hoặc gồm nhiều nguồn điện được ghép thành bộ nguồn có suất điện động Eb, điện trở trong rb và mạch ngoài gồm các điện trở.
  • Yêu cầu:
    – Nhận dạng loại bộ nguồn.
    – Tính suất điện độngđiện trở trong của bộ nguồn.

Mạch ngoài của toàn mạch

  • Mạch ngoài của toàn mạch có thể là các điện trở hoặc các vật dẫn được coi như các điện trở (ví dụ như các bóng đèn với dây tóc nóng sáng) nối liền hai cực của nguồn điện.
  • Yêu cầu: 
    – Phân tích xem các điện trở được mắc với nhau như thế nào (nối tiếp hay song song).
    – Tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch và của mạch ngoài.

Định luật Ôm cho toàn mạch

  •  Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
  • Yêu cầu: Tính
    – Cường độ dòng điện mạch chính
    – Suất điện động của nguồn điện hay của bộ nguồn
    – Hiệu điện thế mạch ngoài
    – Công và công suất của nguồn điện
    – Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch

Các công thức cần nhớ

  1. I=ERN + r
  2.  
    E=I(RN + r)
  3.  
    U=IRN=E Ir
  4.  
    Ang = EIt
  5.  
    Png=EI
  6.  
    A=UIt
  7.  
    P = UI

    .

Các bước giải bài toán

  1. Phân tích cấu tạo của mạch, xem mạch mắc nối tiếp? Hay song song? Vẽ sơ đồ mạch điện.
  2. Tính các điện trở tương đương của mạch.
  3. Áp dụng định luật Ôm để tính cường độ dòng điện trong mạch.
  4. Tính các tham số còn lại của bài toán và kết luận.

Bài viết đã đưa ra các dạng bài tập, công thức áp dụng cùng các phương pháp làm bài. Các bạn có thể tham khảo bài tập ví dụ của sách giáo khoa.

 

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch