Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Môi trường sống

Khái niệm

Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Kết quả hình ảnh cho môi trường trên cạn

Phân loại

  • Môi trường trên cạn: gồm mặt đất, lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.

Kết quả hình ảnh cho hươu nai

  • Môi trường nước: gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thủy sinh

  • Môi trường đất: gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, trong đó các sinh vật đất sinh sống

  • Môi trường sinh vật: gồm thực – động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh

Các nhân tố sinh thái 

Khái niệm

Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. Tất cả nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

Phân loại

  • Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật.
  • Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Hình ảnh có liên quan

Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

Giới hạn sinh thái

Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

Trong giới hạn sinh thái có:

  • Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất
  • Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật

Hình ảnh có liên quan

Ví dụ: giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC, hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC

Kết quả hình ảnh cho gioi han sinh thai

Ổ sinh thái

Ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong một giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài

Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó.

 

Một số ví dụ về ở sinh thái:

  •  Ổ sinh thái tầng cây, ổ sinh thái dinh dưỡng, ổ sinh thái thời gian hoạt động…

Ví dụ:  Trên 1 cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài trên cao, có loài dưới thấp → hình thành các ổ sinh thái khác nhau.

 

  •  Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi … của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái khác nhau

Ví dụ: Chim ăn sâu và chim ăn hạt dù có cùng nơi ở nhưng vẫn thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.

 

  • Thời gian hoạt động kiếm mồi, sinh sản, … là ổ sinh thái về thời gian sống của loài đó

Ví dụ: Rắn hổ kiếm ăn ban ngày có ổ sinh thái về thời gian khác rắn hổ kiếm ăn ban đêm.

 

  • Việc phân hoá thành các ổ sinh thái khác nhau là do mỗi loài sinh vật thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, sự phân hoá còn giúp giảm sự cạnh tranh và tận dụng tốt nguồn sống

Sự thích nghi của sinh vật với môi trường

Thích nghi của sinh vật với ánh sáng

 

Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẩu và hoạt động sinh lý.

 

Người ta chia thực vật thành các nhóm cây:

CÂY ƯA SÁNG CÂY ƯA BÓNG
Thân cao thẳng giúp cây vươn cao lên tầng trên cap có nhiều ánh sáng Thân nhỏ, mọc dưới bóng của các cây khác
Lá màu nhạt. Phiến lá nhỏ, hẹp, dày có nhiều lớp tế bào mô giậu, hạt lục lạp nằm sâu trong lớp tế bào mô giậu để tránh bị đốt nóng Lá màu sẫm, to giúp cây tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá lớn, mỏng, ít hoặc không có mô giậu
Lá thường xếp nghiêng để tránh những tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá. Mặt trên có lớp cutin dày và bóng Lá nằm ngang để thu được nhiều tia sáng tán xạ
Thân cây có vỏ dày, màu nhạt Thân cây có vỏ mỏng

Ví dụ: cây Bạch đàn, Chò nâu

Kết quả hình ảnh cho cây chò nâu

Cây Chò nâu

Ví dụ: cây lá dong, cây Ráy

Kết quả hình ảnh cho cây lá dongCây lá dong

 

Động vật có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hóa. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. Một số loài chim di cư xác định đường bay bằng ánh sáng mặt trời, các vì sao.

 

Tuỳ mức độ hoạt động khác nhau người ta chia động vật thành các nhóm:

  •  Nhóm ưa hoạt động ban ngày: gà, chim, người…
  •  Nhóm ưa hoạt động ban đêm, trong bóng tối: dơi, cú mèo, hổ …

 

Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của cơ thể và tập tính lần tránh nơi có nhiệt động không phù hợp.

 

Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.

Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước to hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới.

 

Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi… của cơ thể (quy tắc Anlen)

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi … bé hơn tai, đuôi, chi… của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.

Ví dụ: tai và đuôi thỏ ở vùng ôn đới luôn nhỏ hơn tai và đuôi thỏ nhiệt đới.

Có thể bạn chưa biết?

Mức giới hạn thay đổi môi trường an toàn cho con người

 

Hầu hết mọi người sẽ hứng chịu tình trạng thân nhiệt cao sau 10 phút ở trong cái nóng tới 60 độ C và vô cùng ẩm ướt. Chết vì lạnh sẽ khó xác định giới hạn hơn. Một người thường sẽ chết khi thân nhiệt của họ sụt giảm xuống 21 độ C, nhưng điều này diễn ra trong bao lâu phụ thuộc vào việc người đó quen chịu lạnh tới mức nào và liệu có xuất hiện dạng ngủ đông bí ẩn nào đó hay không (điều thực tế từng đã xảy ra).

 

Một báo cáo năm 1958 của NASA , con người có thể sống vô hạn định trong những môi trường có nhiệt độ dao động trong khoảng 4 – 35 độ C. Trong đó, mức nhiệt độ tối đa, hơn 35 độ C cần phải đi kèm với độ ẩm thấp, không quá 50%, vì lượng nước thấp trong không khí sẽ khiến việc toát mồ hôi làm mát cơ thể người xảy ra dễ dàng hơn. (Tham khảo nguồn Dân Trí)

Người đóng góp
Comments to: Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái