1. Trải nghiệm

Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

– Từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III TCN, trên lưu vực những con sông lớn, các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành:

+ Sông Nin (Ai Cập).

+ Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Hà).

+ Sông Hằng và sông Ấn (Ấn Độ).

+ Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (Trung Quốc)

– Nền kinh tế chính là nông nghiệp.

Tranh khắc trên tường đá một lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN

2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp:

Nông dân công xã: chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính làm ra sản phẩm cho xã hội

Quý tộc quan lại: có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là vua: Nắm mọi quyền hành.

Nô lệ: Hèn kém, phụ thuộc vào quý tộc.

=> Do bị bóc lột Nô lệ và dân nghèo nổi dậy đấu tranh.

– Năm 2300 TCN, một vụ bạo động bùng nổ ở La-gát (Lưỡng Hà)

– Năm 1750 TCN, nô lệ và dân nghèo ở Ai Cập nổi dậy, cướp phá, đốt cháy cung điện.

3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông

*Vua:

– Đứng đầu, nắm mọi quyền hành:

+ Đặt ra luật pháp.

+ Chỉ huy quân đội.

+ Xét xử những người có tội.

– Được xem là người đại diện của thần thánh dưới trần gian.

*Bộ phận quí tộc, quan lại giúp việc:

– Lo việc thu thuế.

–  Xây dựng đền tháp, cung điện.

–  Chỉ huy quân đội.

Comments to: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông