1. Ngữ văn lớp 11

Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Bài tập 1

So sánh tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và Trở lại An Nhơn của Chế Lan Viên

  Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Trở lại An Nhơn
Giống
  • Cả hai tác giả đều xa quê lúc còn trẻ và về thăm quê lúc tuổi đã già : Khi đi trẻ, lúc về già – Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi
  • Quê hương của hai tác giả đều thay đổi theo thời gian : ..dựng cơ quan mới
  • Khi trở về, tuy họ vẫn là người con của nơi đó, nhưng không ai nhận ra : Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi ? – Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người

=> Sự thay đổi theo thời gian nơi quê hương của Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên. Họ trở về, mọi thứ đều khác lạ, không ai nhận ra họ.

=> Nỗi niềm, tâm trạng của hai nhà thơ giống nhau, đều man mác nỗi buồn khi xa quê đã lâu, khi về lại càng cô đơn.

Khác Thời gian viết hai bài thơ, địa điểm trong hai bài thơ

 

Bài tập 2

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

Trồng cây

(là hình ảnh ẩn dụ: là quá trình dài cần chăm chỉ, cố gắng)

Học

(cũng là một quá trình dài cần sự chăm chỉ, cố gắng rèn luyện)

Mùa xuân được hoa : là hình ảnh ẩn dụ

  • Mùa xuân : mùa đầu tiên trong năm. Là khoảng thời gian dồi dào, căng tràn sức trẻ. Là lúc con người bắt đầu một năm mới, triển khai công việc, cuộc sống.
  • Hoa : là sự kết tinh, phát triển của cây. Cây ra hoa tượng trưng cho sự nảy lộc, đang tiến tới sự hình thành quả.

=> Mùa xuân là tết trồng cây, việc trồng cây như việc học, những ngày đầu tiếp thu kiến thức sẽ dần giúp ta mở mang, lĩnh hội. Thời gian dài tiếp thu tạo ra nguồn kiến thức đáng quý, như hoa đang thu thập lấy những chất quý của cây mà phát triển.

Mùa thu được quả : là hình ảnh ẩn dụ

  • Mùa thu : là một mùa mát mẻ, dễ chịu, là thời gian gọi là thu hoạch, các cây ăn quả ra trái ngọt.
  • Quả : là giai đoạn cuối cùng, người trồng cây thu nhận thành quả sau một quá trình trồng cây.

=> Cũng như việc học, một quá trình học tập cuối cùng người chăm chỉ học tập sẽ dùng kiến thức mình tích lũy để giúp mình, giúp đời, đạt được thành quả, chạm đến thành công, như là hưởng trái ngọt đã gieo trồng.

 

Bài tập 3

  Tự tình (Hồ Xuân Hương) Chiều hôm nhớ nhà (Bà Huyện Thanh Quan)
Giống
  • Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
  • Cả hai đều là nhà thơ nữ nên ngôn ngữ thơ mang thiên tính nữ. Chủ đề có liên quan đến nỗi niềm, tâm trạng người phụ nữ (hoặc cảm nhận riêng từ nữ tác giả)
Khác
  • Ngôn ngữ, hình ảnh bình dân, giản dị (tiếng gà, oán hận, thân này,…)
  • Biến hóa tài tình ngôn ngữ Việt (duyên để mõm mòm, già tom,…)
  • Gắn liền với đời sống, có nét phá cách, nổi loạn
  • Thơ Hồ Xuân Hương vừa trữ tình vừa trào phúng, có lúc cô đơn có lúc mạnh mẽ lên án xã hội
  • Ngôn ngữ, hình ảnh tượng trưng, ước lệ, sang trọng (viễn phố, dặm liễu,…)
  • Sử dụng điêu luyện từ Hán Việt (ngư ông, lữ thứ,…)
  • Lời thơ, ý thơ trang trọng, uyển chuyển trong khuôn phép truyền thống
  • Thơ Bà Huyện Thanh Quan luôn nhẹ nhàng, sâu lắng, có chút đượm buồn và gắn với hình ảnh thiên nhiên.

 

Bài tập 4

Một số danh ngôn, thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh :

  • Một kho vàng không bằng một nang chữ
  • Thân em như dải lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
  • Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

 

Dàn ý viết đoạn văn so sánh

Một kho vàng không bằng một nang chữ

Mở đầu đoạn bằng một (hoặc hai) câu giới thiệu đề tài

Giải thích

  • Một kho vàng : số lượng của cải vật chất cực lớn, có thể nuôi sống, khiến con người giàu có
  • Một nang chữ : ở đây là chữ nghĩa, là kiến thức. Một nang ý nói lượng kiến thức khá ít

Phân tích 

  • Nhận thấy rằng, tài sản chỉ là vật chất. Vật chất ít nhiều cũng dần tan biến theo thời gian. Người chỉ có tài sản mà không có kiến thức, có lối sống đúng đắn thì tài sản ấy cũng tiêu tan.
  • Chỉ có kiến thức, dù ít dù nhiều sẽ theo con người đến suốt đời, là giá trị tinh thần rất quý giá. Những người bước trên đường đời với đôi bàn tay trắng, chính kiến thức và nghị lực sẽ giúp họ đi tới thành công mà không cần dựa dẫm vào bất kì vật chất gì.
  • Trong cuộc sống, đề cao con người có kiến thức, có lối sống văn minh hơn người vô tri vô dụng. Kiến thức giúp ta nhiều điều, cho bản thân và cho xã hội mà tài sản không làm được.

Kết đoạn bằng cách khẳng định lại đề tài đang so sánh

Người đóng góp
Comments to: Luyện tập thao tác lập luận so sánh