1. Ngữ văn lớp 11

Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Trật tự trong câu đơn

Câu 1

a. Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không ?

=> Nếu sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ”, những yếu tố miêu tả vẫn giữ nguyên, về mặt ngữ pháp không thay đổi, không sai. Nhưng hàm ý của tác giả lập tức bị thay đổi khi đổi trật tự câu.

 

b. Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghĩa của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn ?

=> Đoạn văn viết về cảnh tượng Chí Phèo cầm dao đe dọa Bá Kiến. Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc”, tác giả miêu tả con dao nhưng nhấn mạnh “nhưng rất sắc” để làm rõ tính cách côn đồ, chai lì, bặm trợn của Chí Phèo.

 

c. So sánh với trật tự của các từ ngữ trong trường hợp :

Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành cây to này ?

=> Câu trên xếp theo trật tự “rất sắc nhưng nhỏ” là hoàn toàn hợp lí. Vì ngữ cảnh ở đây là việc chặt một cây to, nên nhấn mạnh ý “nhưng nhỏ”. Nếu đổi lại là “nhỏ nhưng rất sắc” thì ý nghĩa của hai câu bị đối lập.

 

Câu 2 

Cách viết tối ưu là cách A 

A – Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.

=> Ngữ cảnh ở đây là việc thầy giáo chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi. Nên cần sắp xếp “nhỏ người nhưng rất thông minh”, nhấn mạnh “rất thông minh”. Vì tuyển chọn học sinh giỏi cần sự thông minh chứ không cần ngoại hình to hay nhỏ người.

 

Câu 3

a. Một đêm khuyaSáng hôm sau đều là trạng ngữ chỉ thời gian. Hai cụm từ đều đặt đầu câu để giới thiệu hoàn cảnh, vị trí thời gian của hoàn cảnh. Riêng Sáng hôm sau còn có tính liên kết câu, liên kết đoạn.

 

b. Cụm một buổi sáng tinh sương đặt giữa câu chủ yếu để bổ sung cho vế phía trước. Bên cạnh đó cũng bổ sung thời gian cho hoàn cảnh.

 

c. Cụm từ đã mấy năm đặt cuối câu để bổ sung nghĩa về thời gian cho phần trọng tâm phía trước. Nhưng cụm từ này cũng đóng góp quan trọng trong câu và hàm ý của tác giả, nên đặt cuối câu. Có thể phân câu làm hai phần, phần sau là phần in đậm để thấy cụm từ chỉ thời gian cũng mang tầm quan trọng trong việc bổ sung ý nghĩa.

 

Trật tự trong câu ghép

Câu 1

a. Vế câu in đậm là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi chỉ nguyên nhân của vế trước hắn lại nao nao buồn. Vế câu nguyên nhân giải thích cho vế trước, đồng thời liên kết với câu sau, được câu sau giải thích rõ hơn.

 

b. Vế câu in đậm tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn bổ sung ý nghĩa cho vế trước. Đồng thời cách nói nhượng bộ như vậy để nhấn mạnh nguyên nhân không lạm bàn đến việc riêng của chị.

 

Câu 2

Câu văn thích hợp là câu C

C – Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ.

=> Vì các câu sau được nhắc đến là trong các thời kì trước, và các thời kì trước con người đã biết cách đọc nhanh. Nên vế câu để liên kết câu đầu với các câu sau là nhưng nó không phải là điều mới lạ.

Người đóng góp
Comments to: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu