1. Ngữ văn lớp 11

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Có thể nói, giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời kì mà văn học Việt Nam biến chuyển cực kì sâu sắc. Là ranh giới giữa thế lực phong kiến và thực dân, giữa trung đại và hiện đại, văn học vừa có sự giao hòa, vừa phát huy sự vẫy vùng, sáng tạo không ngừng nghỉ. Từ đó tạo ra một thời kì văn học vô cùng đặc sắc và đậm dấu ấn.

 

Đặc điểm cơ bản

Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

Nguyên nhân  

  • Khách quan : Xã hội phong kiến lạc hậu, Pháp xâm lược Việt Nam.
  • Chủ quan : Sự tiến bộ trong tư tưởng, biến chuyển theo thời đại, đồng thời là sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ, thể hiện cái tôi cá nhân.

Kết quả

  • Các cuộc vận động văn hóa chống lễ giáo phong kiến diễn ra.
  • Chữ quốc ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán.
  • Báo chí, dịch thuật, in ấn phát triển.
  • Xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học, là trung tâm của đời sống văn hóa.

 

Giai đoạn thứ nhất (đầu TK XX – khoảng 1920)

Là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa văn học.

  • Chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi.
  • Báo chí, phong trào dịch thuật (dịch tiểu thuyết, kịch,…) tác động đến việc hình thành và phát triển nền văn xuôi quốc ngữ.
  • Các tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ quốc ngữ : Thầy La-za-rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), Hoàng Tố Anh hàm oan (Thiên Trung)
  • Thành tựu chủ yếu vẫn thuộc về thơ văn của chí sĩ cách mạng (Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền,…), tuy thể loại, thi pháp vẫn giữ nguyên nhưng có sự tiến bộ trong tư tưởng, quan điểm.

Giai đoạn thứ hai (khoảng 1920 – 1930)

Quá trình hiện đại hóa đạt được những thành tựu đáng kể. Văn học mang tính hiện đại hơn dù vẫn tồn tại một số yếu tố của văn học trung đại.

  • Sức sáng tạo mạnh mẽ của các cây bút liên tiếp ra đời. Các tác phẩm giá trị trên nhiều thể loại (tiểu thuyết, thơ, kịch,…)
  • Truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp với bút pháp hiện đại, điêu luyện.

Giai đoạn thứ ba ( khoảng 1930 – 1945)

Hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc.

  • Truyện ngắn và tiểu thuyết được viết theo lối mới, khác xa văn học cổ.
  • Thơ ca đổi mới sâu sắc từ nghệ thuật đến nội dung.
  • Kịch nói, phóng sự, phê bình văn học xuất hiện.

 

Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

Nguyên nhân hình thành hai bộ phận :

  • Hoàn cảnh là một nước thuộc địa dưới chính quyền thực dân.
  • Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chi phối.

Bộ phận văn học công khai : văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của thực dân phong kiến.

Bộ phận văn học không công khai : văn học bất hợp pháp, ngoài vòng pháp luật, được lưu hành nội bộ.

 

Bộ phận văn học công khai

Văn học lãng mạn

Đặc điểm

  • Tiếng nói cá nhân tràn đầy cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng.
  • Con người là trung tâm, đi sâu vào thế giới nội tâm.
  • Các đề tài : tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, khát vọng sống,…
  • Chú trọng diễn tả cảm xúc, biến thái trong tâm hồn con người.

Thành tựu tiêu biểu

  • Thơ ca của Tản Đà : Khối tình con (I,II,III), Tản Đà xuân sắc,…
  • Tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách : Tố Tâm, Đâu là chân lí,…
  • Truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh : tập Nắng trong vườn, Tôi đi học, Theo giòng,…
  • Truyện ngắn, tùy bút của Nguyễn Tuân : tập Vang bóng một thời, Tùy bút,…

Ưu điểm

  • Thức tỉnh ý thức cá nhân đấu tranh chống luân lí, lễ giáo cổ hủ để giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân.
  • Làm tâm hồn người đọc thêm tinh tế, phong phú.

Hạn chế

  • Xa rời hiện thực
  • Đôi khi đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan
Văn học hiện thực

Đặc điểm

  • Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội
  • Phản ánh, cảm thông với tình cảnh của nhân dân bị áp bức
  • Đấu tranh chống áp bức
  • Đề cập đến thế sự, chú trọng phân tích, lí giải

Thành tựu tiêu biểu

  • Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài,… : Chí Phèo, Bước đường cùng,…
  • Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… : Tắt đèn, Số đỏ,…
  • Phóng sự của Tam Lang, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,…
  • Thơ của Tú Mỡ, Đồ Phồn,…

Ưu điểm

  • Tính chân thật cao
  • Thấm đượm tinh thần nhân đạo

Hạn chế

  • Coi con người là nạn nhân bất lực trước hoàn cảnh
  • Chỉ thấy tác động từ hoàn cảnh (không thấy sự tác động từ chính suy nghĩ của con người

Bộ phận văn học không công khai

Đặc điểm

  • Gồm thơ văn cách mạng, các tác phẩm sáng tác trong tù
  • Là tiếng nói của quần chúng nhân dân tham gia cách mạng. Thơ văn chính là vũ khí chiến đấu, phương tiện truyền bá tư tưởng.
  • Luôn bị kẻ địch khủng bố, thiếu thốn điều kiện vật chất
  • Ngày càng phát triển, đánh thẳng vào thực dân, thể hiện khát vọng, tinh thần yêu nước nồng nàn.

Thành tựu tiêu biểu

Thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, … : Nhật kí trong tù, Từ ấy, Ngục Kon Tum, Ngục trung thư,…

 

Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

Văn học phát triển hết sức nhanh chóng, đặc biệt từ sau những năm 30. Số lượng tác giả, tác phẩm, sự đổi mới thể loại và độ kết tinh tăng với tốc độ đặc biệt khẩn trương.

Nguyên nhân

  • Do sự thúc bách của thời đại
  • Sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc
  • Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân
  • Một nguyên nhân khác là do việc xem văn chương dần trở thành nghề và hàng hóa.

 

Thành tựu chủ yếu

Nội dung tư tưởng

Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo

  • Gắn liền với đời sống của nhân dân
  • Gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản

Tinh thần dân chủ

  • Đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới về nhân ái, đặc biệt đối với người cơ cực, lầm than.
  • Tố cáo áp bức, thể hiện khát vọng bản thân, phát huy tài năng cá nhân

 

Thành tựu của thể loại

Tiểu thuyết 

  • Trước 1930, thành công đầu tiên thuộc về Hồ Biểu Chánh với hàng loạt tiểu thuyết dày dặn, phản ánh hiện thực nhưng chưa đạt tới chuẩn mực.
  • Đầu những năm 1930, Tự lực văn đoàn xuất hiện với sự linh hoạt, tinh vi nâng tiểu thuyết lên một bước mới.
  • Từ 1936, tiểu thuyết là sự thật ở đời với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… có tầm khái quát lớn, phản ánh hiện thực sâu rộng.

Truyện ngắn

  • Phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1930-1945.
  • Cực kì phong phú và đặc sắc : truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan ; trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh ; truyện phong tục của Tô Hoài, Kim Lân; truyện về người nông dân xuất sắc của Nam Cao ; …

Phóng sự

  • Là thể loại hoàn toàn mới từ những năm 1930, các tác giả tiêu biểu như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang,…
  • Cùng với phóng sự, kịch nói cũng dần xuất hiện với Nam Xương, Nguyễn Huy Tưởng,…
  • Bút kí, tùy bút phát triển gắn liền với Nguyễn Tuân với hàng loạt tác phẩm đặc sắc.

Thơ ca

  • Mở đường cho thơ ca hiện đại là Tản Đà, sau là Á Nam Trần Tuấn Khải.
  • Từ những năm 1930, phong trào Thơ mới mang lại sự thay đổi sâu sắc.
  • Các bài thơ sáng tác trong tù của các nhà yêu nước như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Phan Bội Châu,… có thể nói là hay nhất.

Lí luận, phê bình văn học

Các nhà phê bình chuyên nghiệp như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan,…

Người đóng góp
Comments to: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945