Tìm hiểu chung

Tác giả

Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 -1888 )
Tượng Nguyễn Đình Chiểu ở Trường THPT mang tên ông

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 -1888 )

Tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, hay gọi Đồ Chiểu ( khi dạy học )

Quê quán : làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định ( tức quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay )

Cuộc đời : 

  • Từ nhỏ sống với mẹ, khi đất nước gặp binh biến, cha ông gửi con vào Huế, đến năm 18 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu trở lại Gia Định.
  • Năm 1843, ông đỗ Tú tài tại trường thi Gia Định, có nhà kia xin gả con gái cho.
  • Năm 1848, trên đường đi thi, nghe tin mẹ mất, Nguyễn Đình Chiểu bỏ thi về chịu tang mẹ, trên đường vì thương nhớ mẹ nên bạo bệnh mù lòa hai mắt.
  • Năm 1851 trở về sau, ông làm nghề dạy học và làm thuốc.

 

Sự nghiệp sáng tác

Viết bằng chữ Nôm, đa dạng thể loại.

Nổi bật nhất trong con đường viết văn của Nguyễn Đình Chiểu là Truyện Lục Vân Tiên. Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên lấy từ chính cuộc đời thăng trầm của tác giả. Truyện được in ấn hàng nghìn bản và dịch ra nhiều thứ tiếng. Đây là tác phẩm truyện thơ xuất sắc nhất Việt Nam vào cuối TK XIX.

Bìa truyện Lục Vân Tiên
Truyện Lục Vân Tiên có hình vẽ minh họa

 

 

 

 

 

 

Tác phẩm tiêu biểu : Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Dương Từ – Hà Mậu,…

 

Tác phẩm

Xuất xứ

Trích từ câu 473 đến câu 504 của Truyện Lục Vân Tiên. 

Viết bằng chữ Nôm.

Thể loại : lục bát

Chủ đề

Nguyễn Đình Chiểu qua nhân vật ông Quán đã nói lên tình cảm yêu, ghét phân minh. Đồng thời thể hiện lòng thương dân sâu sắc, tình yêu đất nước son sắt.

* Nhân vật Lục Vân Tiên chính là hiện thân của Nguyễn Đình Chiểu trong trang văn, thì nhân vật ông Quán tuy chỉ là phụ, nhưng góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm sáng ngời, cao cả của tác giả. Lời ông Quán chính là triết lí sống mà Nguyễn Đình Chiểu mang theo suốt cuộc đời.

 

Phân tích tác phẩm

Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Tử Trực, Vân Tiên ( 6 câu đầu )

Hoàn cảnh : các sĩ tử đi thi bao gồm Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Vân Tiên, Tử Trực. Họ vào quán nước của ông Quán để nghỉ ngơi sau đó cùng đố thơ :

Bĩ bàng trà rượu đã xong,

Bốn người ngồi lại một vòng làm thơ.

Lúc đó ông Quán đứng sau cười và được Tử Trực mời cùng đối đáp. Ông Quán ngay từ đầu đã bộc lộ quan điểm ghét thương của mình :

Quán rằng : ” Kinh sử đã từng,

Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.

Hỏi thường ta phải nói ra, 

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.

=> Tuy lẽ ghét và thương là hai thái cực trái ngược nhau, nhưng theo ông Quán, hai điều ấy hoàn toàn liên kết, phụ thuộc vào nhau, vì thương nên ghét, vì ghét mà thương.

Ngay lúc ấy, Lục Vân Tiên thắc mắc :

Tiên rằng : ” Trong đục chưa tường,

Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào ?”

=> Theo Lục Vân Tiên nếu trong đục chưa tường, mọi việc chưa biết đúng sai ngọn ngành, thì làm sao biết cái nào nên ghét, cái nào nên thương, và lấy lí lẽ nào để chứng minh điều đó. 

 

Lẽ ghét ( 10 câu tiếp theo )

Quán rằng : ” Ghét việc tầm phào,

Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.

  • Điều ông ghét : việc tầm phào
  • Người ông ghét : đời Kiệt, Trụ mê dâm, đời U, Lệ đa đoan, đời Ngũ Bá phân vân, đời thúc quý phân băng

=> Thứ ông Quán ghét là việc tầm phào, vô bổ, người ông ghét đều là những vị vua sa đọa, không lo cho dân cho nước, đầy rẫy thói hư tật xấu, gian tham, đê hèn.

  • Lí do ông Quán ghét : vì để dân sa hầm sẩy hang, luống chịu lầm than, nhọc nhằn, lằng nhằng rối dân.

=> Chứng tỏ ông Quán là người biết nghĩ cho dân cho nước, có tấm lòng vì dân và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông ghét những gì làm cho dân khổ, lầm than.

  • Thái độ ghét : ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm

=> Ông Quán thể hiện thái độ cực kì căm phẫn, oán hận bọn hại dân, hại nước. Càng thương nhân dân, thương những người cùng khổ đến đâu, ông lại càng ghét thứ hôn quân chừng ấy. Về nghĩa, thương và ghét trái ngược nhau, nhưng trong tình cảm của ông Quán, hai cảm xúc ấy tỉ lệ thuận sâu sắc : càng thương ông lại càng ghét.

 

Nghệ thuật làm bật lên lẽ ghét :

  • Sử dụng hàng loạt điển tích, điển cố về các đời vua hoang dâm, tàn ác.
  • Điệp từ, thể hiện cảm xúc mãnh liệt: ghét ( 8 lần )
  • Điệp ngữ : ghét đời ( ghét cả một triều đại, chính quyền cai trị )
  • Ngắt nhịp 2/2/2/2 làm tăng tính oán giận, dứt khoác : Ghét cay / ghét đắng / ghét vào / tận tâm.
  • Điệp từ, thể hiện đối tượng được yêu thương : dân ( 4 lần )

 

==> Ông Quán có một thái độ rõ ràng, thẳng thắn phê phán cái mình ghét. Những điều ông ghét đều là những thứ khiến xã hội, khiến đời sống nhân dân đi xuống. Ông lấy dân làm gốc, tức là lấy lẽ thương làm gốc, vì thương nên ghét.

 

Lẽ thương ( 16 câu cuối )

Thương là thương đức thánh nhân,

Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương “.

  • Người ông thương : đức thánh nhân ( Khổng Tử ), thầy Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc.
  • Lí do ông càng thương : vì họ tách đàng công danh, đành phui pha, có chí mà không ngôi, lỡ bề giúp nước lại lui về cày, bị đày đi xa, bị xua đuổi nên về giáo dân.

=> Những người ông Quán thương đều là những người có tài, có đức, muốn giúp dân giúp nước nhưng không hoàn thành được ý nguyện. Họ vừa tài giỏi vừa một lòng thương dân sâu sắc. Nếu họ có thể cai trị sẽ giúp dân giàu nước mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

 

Nghệ thuật làm bật lên lẽ thương :

  • Sử dụng hàng loạt điển tích, điển cố vềnhững đức thánh nhân
  • Điệp từ, thể hiện tình cảm chân thành : thương ( 8 lần, trừ 2 câu cuối )
  • Điệp ngữ, thể hiện sự kính trọng : thương thầy, thương ông, thương người.

 

==> Lẽ thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tấm lòng yêu nhân dân tha thiết, càng thương dân, ông càng thương những người cũng có tấm lòng ấy, có tài có đức nhưng bị thống trị dưới ách vua chúa bạo ngược. Từ tình thương ấy hình dần hình thành nên lẽ ghét. Hai cảm xúc ấy song hành, vì thương dân nên ông ghét những thứ làm khổ dân, và chính vì những thứ làm khổ dân, ông lại càng thương dân và thương những người cũng chí hướng như mình. Nên mới nói : Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

 

Đánh giá

Nghệ thuật

  • Sử dụng hàng loạt điển tích, điển cố
  • Kết hợp nhịp nhàng các biện pháp nghệ thuật, nổi bật là phép đối, phép điệp
  • Ngôn ngữ dễ hiểu, ý tứ hàm súc, bố cục rõ ràng
  • Giọng điệu tự sự, tự thuật lôi cuốn người đọc, thể hiện rõ tư tưởng của đối tượng.

Nội dung

Làm rõ lẽ ghét, thương của nhân vật và cũng của chính tác giả. Từ đó thấy được nội tâm, nhân cách tốt đẹp của Nguyễn Đình Chiểu cũng như mục đích cao cả của văn dĩ tải đạo.

Người đóng góp
Comments to: Lẽ ghét thương