Chà chà, câu đố kỳ 2 có vẻ đã làm khó nhiều bạn nhỉ? Hơi tiếc một chút hen. Và không để mọi người đợi lâu nữa, chúng ta đến với đáp án kỳ 2 và câu đố đề 3 mới nha! <3

Lời giải kỳ 2

    – Mặc dù bạn không biết nhà tài phiệt trả lời như thế nào cho câu hỏi cuối, cũng không biết ông ta nói thật hay nói dối, nhưng ta biết rằng trước câu hỏi đó, bọn tra khảo đã thu hẹp được phạm vi số con số xuống chỉ còn hai: một số có chữ số thứ hai là 1, một số thì không. Do đó, mục tiêu của ta là tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ngay trước đó mà nó dẫn đến hai khả năng như trên.

    – Có một manh mối mà ta biết chắc chắn đúng, chính là việc số đó lớn hơn 12 và nhỏ hơn 1200.

    – Giả sử nhà tài phiệt trả lời là “Có” cho câu hỏi “Liệu số đó có phải là một lập phương đúng hay không?”. Khi đó, con số sẽ là một trong các số (27; 64; 125; 216; 343; 512; 729; 1000). Nếu nhà tài phiệt trả lời “Có” cho câu hỏi ngay trước, “Liệu số đó có phải là một số chính phương?”, thì đáp án sẽ thu hẹp lại chỉ còn hai con số là 64 và 729. Nhưng trong hai số đó, không có số nào có chữ số thứ hai là 1 nên ta loại. Vậy nhà tài phiệt trả lời “Không” cho câu hỏi thứ hai đó, và ta loại hai số này khỏi danh sách. Nếu nhà tài phiệt trả lời “Có” cho câu hỏi “Liệu số đó có nhỏ 500”, thì chúng ta còn lại tận 4 lựa chọn (27; 125; 216; 343), cũng không thể được. Còn nếu ông trả lời “Không”, ta chỉ còn 2 lựa chọn là 512 và 1000, và một trong hai số có chữ số thứ hai là 1. Ta không cần quan tâm câu hỏi cuối nhà tài phiệt trả lời như thế nào, vì những suy luận nãy giờ đều dựa trên những lời nói dối. Do đó, ta xác định được danh sách 3 câu trả lời của nhà tài phiệt (“Không” – “Không” – “Có”).

    – Giả sử nhà tài phiệt trả lời là “Không” cho câu hỏi “Liệu số đó có phải là một lập phương đúng hay không?”. Điều này không thể xảy ra, vì khi đó sẽ có quá nhiều lựa chọn. Kể cả nếu số đó thực là số chính phương thì vẫn còn hàng chục lựa chọn, nên giả thuyết này không khả thi.

    – Ta có một bảng nhỏ như sau:

  “Nhỏ hơn 500?” “Bình phương?” “Lập phương?”
Câu trả lời của nhà tài phiệt “Không” “Không” “Có”
Tính đúng đắn Nói dối Nói dối Nói thật
Câu trả lời chính xác “Có” “Có” “Có”

   – Vậy số cần tìm thỏa cả ba điều kiện trên chỉ có số 64. Đáp số là 64.

Xiaolin Showdown – Brand new version

Lưu ý: Các số liệu về xác suất được show ra dưới đây, bạn chỉ cần sử dụng nó để so sánh coi cái nào dễ thành công hơn thôi, không cần phải tính toán gì đâu nha! Nên đừng lo quá, nó vẫn là toán cấp II thôi!

    Bạn, Mala Jong và Spicer thách đấu với nhau trong trận Quyết chiến đền tiểu lâm, và người chiến thắng sẽ có được hệ miễn dịch vô địch chống lại COVID-19. Cuộc đấu diễn ra theo từng lượt, bắt đầu từ bạn, đến Spicer và cuối cùng là Mala Jong. Nhiệm vụ của mỗi người tham gia là phải trở thành người cuối cùng còn trụ lại trên sàn bằng cách sử dụng một Bảo bối bí kíp thần công trong lượt của mình để loại bỏ một trong những đối thủ còn lại. Tuy nhiên, luật thi đấu lại vô cùng khắt khe: nếu như bạn thực hiện tấn công khi chưa đến lượt sẽ bị loại ngay tức khắc; chưa kể, nếu sau vòng đầu mà cả ba vẫn chưa ai bị loại, thì tất cả sẽ bị biến thành “Hoàng thượng mèo” và thua cuộc.

    Cầm trong tay “Thần quyền vô địch”, Spicer tỏ ra khá tự tin khi có thể đấm vỡ mồm đối thủ với xác suất thành công là 70%. Mala Jong có một sự chuẩn bị tốt hơn, với “Thiệt đầu thần khẩu” cho phép hắn triệu hồi vô vàn những linh thú rừng xanh tới giúp sức với xác suất thành công lên đến 90%. Đây quả thật là một cuộc đấu cam go!

    Với ba bảo bối đang sở hữu, “Đồng xu thần tốc” cho phép bạn di chuyển chớp nhoáng, nhanh hơn cả Usain Bolt với xác suất thành công là 60%, “Ngôi sao Hanabi” giúp tạo ra ngọn lửa rồng thiêng thiêu rụi đối phương với xác suất là 80% và “Ying Yoyo” cách ly kẻ thù đến một chiều không gian khác, nơi không hề có mạng Internet với xác suất tuyệt đối 100%, liệu bạn sẽ chọn Bảo bối nào và sử dụng chiến thuật gì để có xác suất giành chiến thắng chung cuộc cao nhất?

    P/s: Hai đối thủ của bạn đều biết xác suất thành công của mỗi loại bảo bối và cũng không có chuyện cả ba bạn sẽ thương lượng với nhau. Đừng có mà mơ!

Tóm tắt (vẫn dành cho những bạn lười đọc)

    – Bạn đang trong một vòng thi đấu gồm 3 người, bắt đầu từ bạn. Trong lượt của mình, mỗi người sẽ tìm cách loại bỏ một trong những người còn lại cho đến khi chỉ còn một người – và người đó sẽ giành chiến thắng.

    – Đấu thủ đứng ở vị trí số hai (tức sau bạn), có loại vũ khí với 70% cơ hội loại bỏ đối phương thành công.

   – Đấu thủ đứng ở vị trí số ba, sử dụng loại vũ khí có 90% cơ hội loại bỏ đối phương thành công.

    – Nếu sau lượt đầu tiên (tức cả ba người đều đã thực hiện hành động một lần), mà chưa có ai bị loại thì cả ba sẽ cùng thua.

    – Nếu trong lượt của mình mà người đó tấn công cả hai đối thủ thì sẽ bị xử thua.

    – Bạn được chọn một trong ba vũ khí, mỗi vũ khí có xác suất loại bỏ đối phương thành công lần lượt là 60%, 80% và 100%.

    – Hai đối thủ của bạn đều biết xác suất thành công của tất cả loại vũ khí, và không có sự trao đổi, thương lượng giữa các đấu thủ.

    Câu hỏi: Bạn sẽ chọn loại vũ khí nào và chơi chiến thuật gì để đảm bảo có xác suất chiến thắng chung cuộc cao nhất? (Bạn chỉ cần nêu loại vũ khí và chiến thuật chơi, không cần tính xác suất giành chiến thắng)

Nộp bài

  • Thời hạn nộp bài đến hết 20h ngày 11/06/2020.
  • Thời gian công bố kết quả vào 20h ngày 12/06/2020.
  • Giải thưởng cho người trả lời nhanh và chính xác nhất là 50.000 đồng. Các bài nộp sau nhưng trả lời đúng được cộng 200 điểm.
  • Bạn cần có tài khoản Lớp 6/7 TK để tham gia, nếu chưa có, hãy tạo tài khoản.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Đ.D

Người đóng góp
Nếu thích bài viết của Phan Trần Minh Đạt, hãy theo dõi trên
Comments to: Master of Riddles – Kỳ 3: Xiaolin Showdown – Brand new version