1. Ngữ văn lớp 11

Nhớ đồng (Đọc thêm)

Tìm hiểu chung

Tác giả 

Tố Hữu

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết trong những ngày Tố Hữu bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) do bị chính quyền thực dân bắt trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản.

Xuất xứ

Bài thơ thuộc phần “Xiềng xích” của tập thơ “Từ ấy”.

Chủ đề

Bài thơ là nỗi nhớ mong của người chiến sĩ cách mạng với cuộc sống bên ngoài, khát vọng có được tự do, được giải phóng khỏi xiềng xích lao tù; từ đó bộc lộ tình yêu với con người, với cuộc sống quê hương đất nước.

Bố cục: gồm 3 phần

Phần 1 (9 khổ thơ đầu): Niềm yêu quý tha thiết và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với cuộc sống tự do bên ngoài và quê hương đất nước.

Phần 2 (4 khổ thơ cuối): Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do của nhà thơ bên trong nhà giam.

Thể loại: thơ mới bảy chữ.

Hướng dẫn học bài

Câu 1

Tiếng hò vang vọng có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ vì:

  • Tiếng hò vang lên giữa những trưa tĩnh mịch, vang vọng khắp không gian tĩnh lặng, gợi lên nỗi buồn, cô đơn tận sâu bên trong tâm hồn của nhà thơ nơi lao tù.
  • Tiếng hò gợi nhắc về các làn điệu dân ca xứ Huế, về con người thôn quê, về cuộc sống tự do bên ngoài, từ đó làm nổi bật tình cảnh bí bách, hiu quạnh khi bị giam cầm của người tù cách mạng.

Câu 2

Những câu thơ được dùng làm điệp khúc của bài thơ:

“Gì bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò !”

“Gì bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi !” 

  • Các câu thơ được lặp lại xen kẻ những khổ thơ khác, có hiệu quả như một đoạn điệp khúc, vừa tạo âm điệu cho bài thơ vừa nhấn mạnh cảm xúc của tác giả:
  • Cảm xúc cô đơn, hiu quạnh khi người tù phải một mình đối diện với bốn bức tường của nhà giam, bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
  • Nỗi nhớ thương về ruộng đồng quê hương khi nghe những tiếng hò quen thuộc vang vọng từ bên ngoài, trong những buổi trưa yên tĩnh.
  • Khát vọng được trả lại tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng. 

Câu 3

Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương được diễn tả bằng:

  • Những hình ảnh quen thuộc, đơn sơ nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương: cồn thơm, ruồng tre, ô mạ xanh, nương khoai sắn ngọt bùi, xóm nhà tranh,….
  • Những từ ngữ mang đậm vị chân chất thôn quê, không hoa lệ mĩ miều lại thấm đượm lòng người, dân dã mà thân thương.
  • Giọng điệu bài thơ như một khúc hát hay một làn điệu dân ca khi xưa mẹ hay hát. Dù tình cảnh và tâm trạng của nhà thơ bấy giờ cho ta cảm nhận bài thơ phảng phất tiếng có tiếng thở dài khiến âm hưởng trở nên trầm buồn nhưng ta vẫn thấy được sự lạc quan, sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng tha thiết yêu cuộc sống, yêu Đảng và quê hương. 

Câu 4

  • Ta thấy được hai trạng thái đối lặp của tác giả trong đoạn thơ. Đó là tình trạng trước và sau khi gặp lí tưởng cách mạng:
    • Trước khi gặp lí tưởng: “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời/ Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn” => Sự bế tắc, chán nản của thanh niên trí thức yêu nước trước tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.
    • Sau khi gặp lí tưởng: “Nhẹ nhàng như con chim cà lơi/ Say đồng hương nắng vui ca hát” => Tác giả cảm thấy bản thân được giải thoát, trở nên nhẹ nhàng, sung sướng như một con chim sơn ca được tự do bay lượn, hót vang.
  • Nhưng phút chốc, Tố Hữu lại trở về với thực tại bên trong bốn bức tường của nhà giam: “Như cánh chim buồn nhớ gió mây” => Chú chim khi xưa tự do chao liệng trên chín tầng mây giờ đây lại bị giam cầm trong lồng sắt, chỉ có thể ở bên trong nhớ gió, nhớ mây.

=> Sự đối lặp giữa qua khứ và thực tại làm nổi bật khát khao có được tự do của nhà thơ, được trở về kề vai sát cánh cùng các đồng chí để chiến đấu cho quê hương.

Câu 5

Tâm trạng của nhà thơ:

  • Xuyên suốt tác phẩm là nỗi nhớ mong da diết với quê hương, ruộng đồng thôn quê, với đồng bào dân tộc và với cuộc sống tự do.
  • Khi nhớ về quá khứ, ta cảm nhận được hai luồng cảm xúc khác nhau khi bắt gặp lí tưởng cách mạng: trước thì hoảng hốt, bế tắc, chán nản; sau lại vui mừng, sung sướng.
  • Sau cùng là cảm giác cô đơn, trống rộng khi đối diện với “tường đồng vách sắt” của nhà giam trong hiện thực.
Người đóng góp
Comments to: Nhớ đồng (Đọc thêm)