1. Ngữ văn lớp 11

Tương tư (Đọc thêm)

Tìm hiểu chung

Tác giả

Cuộc đời

  • Nguyễn Bính (1918 -1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, quê ở Nam Định.
  • Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ nhỏ, phải cùng anh lên Hà Nội kiếm sống.
  • Năm 1943, ông vào Nam Bộ tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, ông ra Bắc tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.

Sự nghiệp sáng tác

  • Nguyễn Bính làm thơ từ năm 13 tuổi, chịu ảnh hưởng bởi thơ ca dân tộc.
  • Ông được coi là “thi sĩ của đồng quê” bởi lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian kết hợp những hình ảnh thân thương cảu quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ nước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942),….

Tác phẩm

Xuất xứ 

Trích từ tập “Lỡ bước sang ngang” (1940).

Chủ đề

Bài thơ viết về nỗi nhớ mong đơn phương trong tình yêu của chàng trai đối với cô gái, đậm chất “chân quê” – tiêu biểu cho phong cách thơ của Nguyễn Bính.

Thể loại: thơ lục bát.

Bố cục: gồm 3 phần

  • Phần 1 (4 câu đầu): Nỗi nhớ mong da diết, thường trực trong lòng chàng trai.
  • Phần 2 (12 câu tiếp theo): Bày tỏ nỗi niềm tương tư.
  • Phần 3 (4 câu cuối): Khát vọng được đáp lại tình yêu, có được hạnh phúc của chàng trai.

Hướng dẫn học bài

Câu 1

  • “Chín nhớ mười mong”: số từ tăng dần kết hợp với các từ “nhớ”, “mong” thể hiện nỗi mong nhớ của chàng trai luôn thường trực, càng lúc càng tăng dần, không có dấu hiệu thuyên giảm => Tình yêu của chàng trai vô cùng chân thành, tha thiết.
  • “Nắng mưa là …. tôi yêu nàng” : chàng trai xem nỗi tương tư của mình như một căn “bệnh”. Căn bệnh này giống như “gió mưa”, không thể đoán trước cũng không thể chữa khỏi => Dù vậy, chàng trai vẫn hoàn toàn hạnh phúc khi chịu đựng căn bệnh này, xem nó như một phần của cơ thể.

=> Cách bày tỏ nỗi niềm mong nhớ của chàng trai vô cùng táo bạo nhưng không gây phản cảm.

  • Những lời kể lể, trách móc góp phần làm tăng thêm nỗi tương tư cũng như nỗi cô đơn trước những ngày tháng chờ đợi mòn mỏi:
    • “Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này ?”
    • “Ngày qua ngày …. cây lá vàng.”
    • “Có xa xôi mấy mà tình xa xôi …” ….
  • Dù tình yêu có thắm thiết nhưng lại rất vô vọng: “Bao giờ bến … giang hồ gặp nhau”.

==> Với hàng loạt các câu hỏi tu từ và các câu cảm thán, ta thấy được nỗi nhớ mong da diết của chàng trai, tình cảm trong sáng, chân thành.

  • Tuy vậy, có lẽ tình cảm của chàng trai vẫn chưa được đáp lại: “Thôn Đoài thì nhớ … giầu không thôn nào ?”.

Câu 2

  • Cách bày tỏ tình yêu nhẹ nhàng, mộc mạc, không sỗ sàng mà rất ý vị, uyển chuyển.
  • Giọng điệu thơ chân thành, tha thiết.
  • Cách so sánh, ví von gần gũi, mang đậm chất thôn quê dân dã nhưng cũng rất thơ, rất tình.

Câu 3

Lời nhận định của Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước” là rất đúng, nhất là với bài thơ “Tương tư”.

Qua bài thơ, ta không chỉ thấy được tình cảm nhớ nhung của chàng trai mà còn thấy được cảnh sông nước quê hương. Ta thấy được trong “Tương tư” là con đò, bến sông, là hàng cau, giàn giầu, là những thứ rất là quen thuộc nơi thôn quê. “Tương tư” còn được Nguyễn Bính theo thể thơ lục bát – thể thơ của riêng nước ta – mang đậm tính biểu trưng dân tộc. Giọng điệu bài thơ cũng rất dân gian, không hoa mỹ nhưng vô cùng duyên dáng, không phô trương nhưng thấm sâu vào lòng người.

Người đóng góp
Comments to: Tương tư (Đọc thêm)