1. Ngữ văn lớp 11

Thao tác lập luận so sánh

Mục đích, yêu cầu

Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

Câu 1

  • Đối tượng được so sánh : Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều.
  • Đối tượng so sánh : Văn chiêu hồn (Nguyễn Du)

 

Câu 2

  Đối tượng được so sánh  Đối tượng so sánh 
Giống Đều đề cập đến con người, đồng thời là sự đồng cảm, thương xót của tác giả đối với số phận con người.
Khác
  • Chinh phụ ngâm : lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.
  • Cung oán ngâm khúc : lời ai oán của người cung nữ.
  • Truyện Kiều : cuộc đời gian truân của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, bên cạnh đó đề cập đến nhiều loại người khác trong xã hội.
  • Văn chiêu hồn : loài người trong sự sống và cái chết.

 

Câu 3

Mục đích so sánh trong đoạn trích : 

  • Với Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc : chỉ nói đến một hạng người
  • Với Truyện Kiều : nói đến cả xã hội người, nâng cao lịch sử thơ ca
  • Với Văn chiêu hồn : vẫn nói về người, nhưng bao quát cả loài người, đã mở rộng địa dư đến cõi chết.

=> Làm rõ lập luận của tác giả về cái nhìn, sự khác nhau giữa các tác phẩm cùng nói về con người, về lòng người. 

 

Câu 4

  • Mục đích của thao tác lập luận so sánh : Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
  • Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh : Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí ; đồng thời nêu rõ suy nghĩ, ý kiến của người viết.

 

Cách so sánh

Câu 1

Nguyễn Tuân so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với các quan niệm :

  • Bàn về cải lương hương ẩm : nếu cải cách những hủ tục thì đời sống người dân sẽ được nâng cao.
  • Bàn về ngư tiều canh mục : nếu trở về cuộc sống đơn thuần như xưa thì đời sống người dân sẽ được cải thiện.

 

Câu 2

Căn cứ để so sánh những quan niệm soi đường trên :

  • Các đối tượng cùng viết về đề tài làng xóm dân cày, người nông dân dưới xã hội cũ.
  • Các đối tượng có điểm khác nhau về các loại người được đề cập và tư tưởng soi đường của Ngô Tất Tố.

 

Câu 3

Mục đích của sự so sánh :

  • Cho thấy sự sai lầm trong tư tưởng, quan niệm cải lương hương ẩm, ngư tiều canh mục thời điểm lúc bấy giờ.
  • Các tư tưởng trên càng sai lầm, thấy được sự soi đường đúng đắn, dẫn lối sáng suốt cho người nông dân Việt Nam.

 

Câu 4

  • Đối tượng so sánh có mối liên quan về một mặt, một phương diện : Lúc đó, không phải là không ai nói về làng xóm dân cày… (cùng nói về người nông dân)
  • Tiêu chí so sánh là sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống của người nông dân ; điểm vượt trội trong suy nghĩ của Ngô Tất Tố, khác với những người viết khác đương thời : nhưng người ta nói năng khác ông, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế… soi đường cho nhân vật mình đi.
  • Kết luận rút ra là phải thấy được sự tư tưởng, suy nghĩ khác biệt của người viết so với những ý kiến khác cùng đề tài, phương diện (ở đây thấy được sự soi sáng cho người nông dân bằng cách đấu tranh thay vì theo lối hoài cổ) : soi đường cho nhân vật mình đi, xui người nông dân nổi loạn …

 

Luyện tập

Câu 1

Các mặt so sánh : văn hóa (nền văn hiến), lãnh thổ (núi sông bờ cõi), phong tục, các triều đại, người tài (hào kiệt) và tên nước (Đại Việt).

 

Câu 2

Kết luận

  • Nước Đại Việt có đủ mọi yếu tố của một quốc gia độc lập, tự chủ (văn hóa, phong tục, triều đại, lãnh thổ, nhân tài và tên nước).
  • Đất nước qua ngàn đời giờ đây thành một đại dân tộc, không hề phụ thuộc.
  • Một quốc gia độc lập thì không kẻ nào được phép xâm phạm, xâm lược.

 

Câu 3

Sức thuyết phục của đoạn trích :

  • Các mặt được đưa ra so sánh rõ ràng, phù hợp.
  • Lập luận chặt chẽ, súc tích, ý tứ rành mạch, lời lẽ dứt khoác.
  • Sự so sánh làm người đọc thấy rõ giữa hai quốc gia song song độc lập, khẳng định sự tồn tại, đoàn kết, tự chủ của Đại Việt.
Người đóng góp
Comments to: Thao tác lập luận so sánh