1. Ngữ văn lớp 11

Thực hành về thành ngữ, điển cố

Bài tập 1 / 66

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

( Trần Tế Xương, Thương vợ )

Các thành ngữ :

  • Một duyên hai nợ : duyên-nợ là hai đối tượng luôn gắn bó với nhau. Ở đây ý nói bà Tú nợ ông Tú nhiều hơn là duyên, nên bà mới vất vả dốc lòng, dốc sức như vậy.
  • Năm nắng mười mưa : nắng-mưa là để nói về thời tiết. Ở đây bà Tú chịu nắng mưa là chịu sự khắc nghiệt vô cùng của thời tiết (năm, mười), mà chịu từ ngày này qua ngày khác, cho thấy sự hi sinh của bà.

Phân biệt với từ ngữ thông thường :

  • Về cấu tạo : thành ngữ là sự kết hợp giữa nhiều từ, có thể thuộc một trường từ vựng, hoặc đối lập, tương phản. Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, mang tính khát quát cao.
  • Về đặc điểm ý nghĩa : do các từ trong thành ngữ có các đặc điểm ý nghĩa gần giống nhau, hoặc tương phản về một vấn đề, và được chọn lọc để tạo câu súc tích, nên ý nghĩa mang lại rõ ràng hơn, giàu hình tượng.

 

Bài tập 2 / 66

Người nách thước kẻ tay đao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

  • Tính hình tượng : đầu trâu – mặt ngựa (ngưu đầu mã diện) là hình ảnh hai tên lính mang đầu trâu và mặt ngựa, cực kì hung hãn đi theo Địa Mẫu để kéo lấy linh hồn người chết.
  • Tính biểu cảm : hình ảnh trên đại diện cho thế lực tay sai tàn bạo, gợi sự dữ tợn, hung hăng. Trong câu thơ trên, gia đình Kiều bị oan và bị bọn tay sai hành hạ đủ điều. Nguyễn Du ví bọn tay sai ấy như đầu trâu mặt ngựa.
  • Tính hàm súc : dùng hình tượng trong thần thoại Việt Nam, tuy hình ảnh đơn giản, gần giũ nhưng tạo nên sự liên tưởng lớn đến con người, bọn tay sai hung hãn.

 

Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi !

  • Tính hình tượng : loài cá sống trong bể nước, loài chim sống trong lồng chật hẹp, gợi sự tù túng, eo hẹp, mất tự do.
  • Tính biểu cảm : loài chim và cá là những loài cần tự do nhất, để bơi lội, để bay lượn. Vậy mà bị giam hãm trong lồng, chậu hoa mĩ vô bổ là sự khắc nghiệt, đau đớn. Nguyễn Du ví người anh hùng như vậy, tại sao không chọn tự do thoải mái thay vì tự giam cầm mình.
  • Tính hàm súc : dùng hình ảnh hai loài vật tự do nhất bị giam cầm. Tuy chỉ bốn từ nhưng có thể liên tưởng đến con người bị bó buộc, sống trong hào nhoáng tù túng.

 

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

  • Tính hình tượng : đất trời là hình ảnh bao la, rộng lớn, mênh mông bất diệt. Đội được trời, đạp cả đất để thấy sức mạnh to lớn, sự mạnh mẽ, oai phong với vũ trụ.
  • Tính biểu cảm : người được ví là đội trời đạp đất phải là người có sự lớn mạnh, từ dáng vóc, sức khỏe, ý chí, tinh thần. Theo Nguyễn Du đó chính là Từ Hải, người không sợ trời sợ đất, hùng dũng đứng lên oai phong lẫm liệt.
  • Tính hàm súc : dùng hình ảnh đất trời bao la và hai động từ mạnh mẽ, dứt khoác để thể hiện rõ nhất người có sức mạnh phi thường, lẫm liệt.

 

Bài tập 3 / 66

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

( Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê )

  • Giường kia treo : Trần Phồn thời Hậu có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, bạn đến chơi thì mời ngồi, bạn về lại treo giường lên.
  • Đàn kia : Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều bạn đang nghĩ. Người ta gọi đó là bạn tri âm. Khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình. Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.

=> Hai điển cố trên lấy từ những tích truyện xưa của Trung Quốc. Hai điển cố liên quan về nội dung là về những tình bạn thiêng liêng, hiếm có của nhân loại.

==> Điển cố là những tích truyện xưa, viết về những tấm gương đạo đức, những triết lí sống thông qua nhân vật được tóm gọn bằng những từ điển hình, đặc trưng nhất cho câu chuyện ấy.

 

Bài tập 4 / 67

Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

  • Ba thu : Kinh Thi có câu Nhất nhật bất kiến như tam thu hề nghĩa là một ngày không gặp dài như ba năm , Nguyễn Du sử dụng Kinh Thi và chuyển sang Việt ngữ rất tài tình và cũng rất bình dân: Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
  • Tính hàm súc, thâm thúy : điển cố trên dùng để ví ba năm dài tựa một ngày, ý chỉ nỗi nhớ nhung da diết của con người. Ở đây Kim Trọng tương tư Thúy Kiều, một ngày không gặp nàng mà tưởng như ba năm, thương nhớ khôn nguôi.

 

Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

  • Chín chữ : lấy từ Kinh Thi (sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc) , nói về công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ
  • Tính hàm súc, thâm thúy : Thúy Kiều nhớ tới gia đình, nhớ cha mẹ. Nàng biết ơn công lao của cha mẹ, mà chín chữ trong Kinh Thi nói lên đầy đủ nhất.

 

Khi về hỏi liễu Chương Đài,

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.

  • Liễu Chương Đài : tích xưa vềcây liễu ở Chương Đài, hỏi thăm liễu Chương Đài tức hỏi thăm người tình cũ.
  • Tính hàm súc, thâm thúy : Thúy Kiều ví mình như cành liễu, sợ ngày gặp lại Kim Trọng nàng đã là của người khác, nàng đối với Kim Trọng chỉ còn là người tình cũ.

 

Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không ?

  • Mắt xanh : Theo Tấn thư, Nguyễn Tịch đời Tấn có thể nhìn người bằng mắt xanh hay mắt trắng. Mắt trắng khi ông bực tức, tỏ ý không thích, mắt xanh khi ông yêu quý, kính trọng. 
  • Tính hàm súc, thâm thúy : Ở đây Từ Hải nói Thúy Kiều tuy ở chốn lầu xanh nhưng chắc rằng nàng chưa hề yêu quý ai, nên mắt xanh mới chẳng để ai vào.

 

Bài tập 5 / 67

Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.

=> Này các cậu, đừng có mà ăn hiếp bạn mới. Cậu ấy vừa mới lạ lẫm đến, mình phải giúp đỡ chứ.

 

Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường … 

=> Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu qua loa, đại khái mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường…

 

==> Từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa chỉ khái quát nghĩa chứ không đầy đủ tính chất, đặc điểm ý nghĩa giống thành ngữ.

 

Bài tập 6 / 67

  • Mừng cho mẹ con bạn được mẹ tròn con vuông!
  • Con không hiểu mà cứ cãi cố, sao mà trứng khôn hơn vịt được.
  • Cố gắng học hành nhé con, có ngày nấu sử sôi kinh.
  • Anh ta lừa lọc, hãm hại biết bao nhiêu người, đúng là lòng lang dạ thú.
  • Phú quý sinh lễ nghĩa chẳng sai khi con người luôn kính cẩn trước sự giàu có, vinh hoa.
  • Tớ là bạn thân của cậu, tớ đi guốc trong bụng cậu rồi !
  • Nói chuyện với mày chẳng khác nào nước đổ đầu vịt.
  • Con người sống với nhau phải dĩ hòa vi quý, ôn hòa, lịch sự tôn trọng nhau.
  • Tính tình của nó chẳng khác nào con nhà lính, tính nhà quan.
  • Ông ta thật không có sĩ diện, thấy người sang bắt quàng làm họ.

 

Bài tập 7 / 67

  • Mỗi người sống trong cuộc đời đều có một gót chân A-sin của riêng mình.
  • Anh ta vay hết người này đến người khác không có tiền trả, nợ như chúa Chổm.
  • Cậu kia lên dự án gì cũng bị lung lay bởi lời người khác, đúng là đẽo cày giữa đường.
  • Cô ta thật đáng thương khi bị gã Sở Khanh kia lừa lọc.
  • Cậu ta đang tuổi thanh niên, khỏe khoắn lực lưỡng như sức trai Phù Đổng.
Người đóng góp
Comments to: Thực hành về thành ngữ, điển cố