1. Ngữ văn lớp 11

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Phân tích đề

Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm bài văn nghị luận. Khi phân tích đề cần đọc kĩ đề bài, chú ý từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức, phạm vi tư liệu cần sử dụng.

Đọc đề và trả lời câu hỏi Sgk / 23

Đọc đề

Đề 1. Từ ý kiến dưới đây, anh ( chị ) suy nghĩ gì về việc ” chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ”  ?

” Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới… Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học ” thời thượng “, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt, nặng nề… ”

( Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới )

Đề 2. Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình ( bài II )

Đề 3. Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu ( Thu điếu ) của Nguyễn Khuyến.

 

Trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1. Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai ?

  • Đề1 có định hướng cụ thể.
  • Đề 2, 3 cần người đọc tự triển khai ý

Câu hỏi 2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề :

  • Đề 1 : Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  • Đề 2 : Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong Tự tình
  • Đề 3 : Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Câu hỏi 3. Phạm vi bài viết đến đâu ? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học ?

  • Đề 1 : thuộc lĩnh vực đời sống xã hội. Dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu
  • Đề 2 : thuộc lĩnh vực văn học. Dẫn chứng văn học, thơ Hồ Xuân Hương hay thơ có nội dung, tư tưởng giống Tự tình 
  • Đề 3 : thuộc lĩnh vực văn học. Dẫn chứng văn học, thơ Nguyễn Khuyến hay thơ có nội dung, tư tưởng giống Thu điếu

 

Lập dàn ý

Là sắp xếp các ý theo trình tự logic. Giúp người viết không bỏ sót ý quan trọng, đồng thời loại bỏ ý không cần thiết. Dàn ý tốt giúp ta viết dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn.

 

Các bước lập dàn ý :

Xác lập luận điểm

Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận trong bài văn.

Xác lập luận cứ

Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

Sắp xếp luận điểm, luận cứ

  • Mở bài : Giới thiệu, định hướng triển khai vấn đề
  • Thân bài : Sắp xếp luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo trình tự logic
  • Kết bài : Tóm lược nội dung, nêu nhận định, bình luận

Kí hiệu đề mục để dàn ý mạch lạc

 

Luyện tập

Đề 1. Cảm nghĩ về giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Phân tích đề

  • Vấn đề nghị luận : giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
  • Giới hạn dẫn chứng : chủ yếu trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Lập dàn ý

Mở bài 

  • Giới thiệu văn bản : đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
  • Nêu lên giá trị hiện thực rút ra từ đoạn trích

Thân bài

*Phân tích theo bố cục phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

  • Giá trị hiện thực qua quang cảnh xa hoa, cung cách sống ở phủ Chúa
  • Thái độ của tác giả khi chứng kiến sự phung phí, ngột ngạt ở phủ Chúa

Kết bài

  • Tóm gọn nội dung cần nghị luận : giá trị hiện thực của đoạn trích
  • Suy nghĩ, thái độ của bản thân

 

Đề 2. Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình)

Phân tích đề

  • Vấn đề nghị luận : tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương qua thơ Nôm
  • Giới hạn dẫn chứng : chủ yếu trong hai bài thơ cho trên, những từ ngữ, vốn từ Hồ Xuân Hương sử dụng trong đó.

Lập dàn ý

Mở bài

  • Giới thiệu một trong hai tác phẩm ( Tự tình hoặc Bánh trôi nước ) và tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương trong bài đó.

Thân bài

Tài năng ngôn ngữ được thể hiện qua

  • Các biện pháp nghệ thuật ( tăng tiến, đảo ngữ, phép điệp, ẩn dụ,… )
  • Tài năng sáng tạo từ ngữ và cấu trúc câu
  • Điêu luyện, thấm nhuần tinh hoa dân tộc qua từ ngữ thơ Nôm
  • Từ ngữ sử dụng giản dị, gắn bó, chân thực mà tinh tế, sâu sắc, hợp lí

Kết bài

  • Tóm gọn nội dung : tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Nôm
  • Cảm nhận của bản thân về tài năng của Hồ Xuân Hương khi viết thơ Nôm, về giá trị của ngôn ngữ dân tộc

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận