1. Ngữ văn lớp 11

Bài thơ số 28 (Đọc thêm)

Tìm hiểu chung

Tác giả 

  • Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Ông đã phấn đấu suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng dân tộc Ấn Độ khỏi ách thực dân ; có những cống hiến quan trọng trong cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.
  • Ta-go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau : 52 tập thơ, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng nghìn bức họa,…. Trong đó, tập “Thơ Dâng” giúp Ta-go trở thành người châu  đầu tiên đạt Giải thưởng Nobel về văn học vào năm 1913.

Tác phẩm

Xuất xứ

Trích trong tập thơ “Người làm vườn” – một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta-go, gồm 85 bài thơ.

Chủ đề

“Bài thơ số 28” là một bản tình ca ca ngời một tình yêu vô biên, vĩnh hằng. Cuộc đời và trái tim của chàng trai chỉ luôn hướng về cô gái mình yêu nhưng chúng cũng chứa đựng những bí ẩn mà chỉ khi cô gái hiểu được hết mới có thể có được hạnh phúc và tình yêu trọn vẹn.

Bố cục: gồm 3 phần

  • Phần 1 (Đôi mắt băn khoăn … tất cả về anh) : khát vọng có được sự hòa hợp về tâm hồn trong tình yêu.
  • Phần 2 (Nếu đời anh … biên giới của nó đâu) : khát vọng dâng hiến tất cả cho tình yêu.
  • Phần 3 (Nếu trái tim anh … biết trọn nó đâu) : khát vọng về tình yêu trọn vẹn, vĩnh cửu.

Hướng dẫn học bài

Câu 1

Hình tượng so sánh :

  • Đôi mắt em – trăng kia : đôi mắt em mang ánh sáng trắng, lung linh, huyền diệu như vầng trăng. Không như mặt trời tỏa ra nguồn nhiệt nóng rực, mặt trăng mang một ánh sáng dịu nhẹ, khiến người đối diện cảm thấy an tâm khi nhìn vào.
  • Muốn nhìn vào – muốn vào sâu : khao khát muốn chạm vào nơi sâu nhất trong tâm hồn chàng trai.
  • Tâm tưởng của anh – biển cả : tâm tưởng của anh cũng tựa như biển cả – sâu thẳm, mênh mông.

==> Khao khát muốn hòa hợp, đồng điệu với tâm hồn người yêu nhưng việc ấy lại không dễ dàng vì tâm tưởng người ấy quá sâu, quá rộng, không dễ để thấu hiểu.

Câu 2

  • Lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi lại phủ định để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích thể hiện tính triết lí trong tình yêu về cuộc đời và trái tim của tác giả. 
  • Sự tương đồng và khác biệt giữa :
    • Viên ngọc, đóa hoa – trái tim : cuộc đời anh nếu cũng đẹp đẽ, lộng lẫy hay quý giá như viên ngọc và đóa hóa, anh nguyện ý dâng tặng hết thảy cho người anh yêu. Nhưng cuộc đời anh lại là một trái tim không một ai – thậm chí chính bản thân anh – biết về chiều sâu và bến bờ của nó. Nó tựa như một vương quốc rộng mênh mông, không biết đâu là biên giới. Chính vì thế, anh không thể trong một lần mà hiến dâng tất cả cho em mà nữ hoàng em phải từng bước chinh phục nó.
    • Lạc thú, khổ đau – tình yêu : trái tim anh nếu cũng bình thường như bao người – ít lạc thú cũng không nhiều khổ đau, có lẽ sẽ dễ dàng hơn cho em để thấu hiểu được nó. Thế mà trái tim anh lại là tình yêu có những nỗi vui sướng và khổ đau vô biên, nên để yêu anh là điều không đơn giản. Thế nên, em phải cùng anh tận hưởng niềm vui và cùng nhau vượt qua mọi điều đau khổ để đôi ta có được sự đồng điệu và hòa hợp.

==> Cuộc đời và trái tim giống như vũ trụ ngoài kia, vừa bao la rộng lớn vừa chứa những bí ẩn sâu xa phức tạp, thế nên muốn thấu hiểu được chúng là hoàn toàn không dễ dàng. Và nếu như hai người thật lòng yêu nhau, họ phải khám phá mọi điều bí ẩn, dâng hiến tất cả cho nhau để đạt được sự vĩnh cửu.

Câu 3

Những câu thơ có cách nói nghịch lý :

  • Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

  • Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu

  • Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

==> Sự phức tạp trong tình yêu : Dù muốn em thấu hiểu và có được sự đồng điệu từ sâu trong tâm hồn với anh nhưng em vẫn không thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh – một trái tim chất chứa nhiều bí ẩn không thể khám phá nổi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Bài thơ số 28 (Đọc thêm)