1. Không phân loại

VỢ NHẶT – Kim Lân –

GIỚI THIỆU:

     1-Tác giả :

-Nguyeãn Vaên Taøi, sinh 1920 taïi Baéc Ninh trong moät gia ñình noâng daân ngheøo.

-Saùng taùc từ năm 1941, năm 1944 tham gia Hoäi Vaên hoaù cöùu quoác sau ñoù hoaït ñoäng vaên ngheä phuïc vuï khaùng chieán vaø CM treân lónh vöïc vaên hoaù ngheä thuaät.

– Ông tích cöïc saùng taùc phuïc vuï khaùng chieán, laø nhaø vaên hieän thöïc giaùc ngoä trôû thaønh nhaø vaên CM .

– OÂng  coù sôû tröôøng vieát truyeän ngaén vaø ñöôïc meänh danh laø nhaø vaên cuûa con ngöôøi vaø cuoäc soáng ôû noâng thoân Baéc Boä do am hieåu veà phong tuïc taäp quaùn, thuù chôi , sinh hoaït vaên hoùa coå truyeàn vaø ñôøi soáng laøng queâ ñoàng thôøi oâng  daønh nhieàu tình caûm cho con ngöôøi lao ñoäng . Trong haàu heát caùc taùc phaåm cuûa OÂng ñeàu hieän leân hình aûnh ngöôøi noâng daân ngheøo khoå , thieáu thoán maø vaãn yeâu ñôøi , thaät thaø , chaát phaùc maø thoâng minh , hoùm hænh , taøi hoa …

-Taùc phaåm chính : Vôï nhaët , Ñöùa con ngöôøi vôï leõ, Neân vôï neân choàng , Con choù xaáu xí , Laøng …

– Naêm 2001 OÂng ñöôïc giaûi thöôûng Nhaø nöôùc veà vaên hoïc ngheä thuaät

     2- Tác phẩm :

        a- Xuaât xöù: “ Vợ nhặt” laø truyeän ngaén xuaát saéc nhaát cuûa Kim Laân in trong taäp “Con choù xaáu xí” (1962).

        b-Hoaøn caûnh saùng taùc :  Tieàn thaân cuûa truyeän ngaén naøy laø tieåu thuyeát “Xoùm nguï cö “– ñöôïc vieát ngay sau CMT8 nhöng dang dôû vaø thaát laïc  baûn thaûo. Sau khi hoøa bình laäp laïi(1954), oâng döïa vaøo moät phaàn cốt truyeän cuõ ñeå vieát vaøsöûa chöõa, cho in chính thöùc vôùi töïa laø “ Vôï nhaët”. Bối cảnh xã hội của truyện là nạn đói 1945. 

        c- Tóm tắt truyện : “ Vợ nhặt” là câu chuyện “ nhặt” được vợ của một thanh niên nghèo khổ :

– Nạn đói 1945 đang hoành hành ở một xóm ngụ cư. Tràng, một chàng trai nghèo, xấu xí,làm nghề đẩy xe bò, ở với mẹ già.

– Trong một lần chở thóc, anh quen một cô gái. Một thời gian sau gặp lại, cô gái đói rách tả tơi. Chỉ với bốn bát bánh đúc và vài lời bông đùa, cô gái sẵn sàng theo anh về làm vợ.Traøng daãn ngöôøi vôï môùi veà nhaø trong moät buoåi chieàu ngaøy ñoùi làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.

-Baø cuï Töù veà , ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người phụ nữ lạ. Sau khi nghe Traøng thöa chuyện, bà hiểu ra cơ sự và thương xót cho hoàn cảnh của con trai và con dâu.Bà an ủi, khuyên hai con những điều chí phải.

– Từ khi có người “ vợ nhặt”, căn nhà trở nên ấm cúng, mọi người đều tin tưởng hướng về tương lai.

– Tieáng troáng thuùc thueá vang leân doàn daäp ngoaøi ñình. Đúng lúc đó,  nhờ thông tin của vợ Tràng bắt đầu hiểu về Việt Minh, trong ñaàu anh laïi hieän leân hình aûnh ñoaøn ngöôøi ñi phaù kho thoùc Nhaät vaø laù côø ñoû cách mạng bay phaát phôùi .

      d- Ý nghĩa nhan đề :

   + Nhan đề tạo sức hấp dẫn cho độc giả vì người ta thường nói nhặt vật này, vật nọ, chứ không ai nói “nhặt vợ, nhặt chồng” . Thế mà,  anh Tràng nghèo khổ, xấu xí lại “ nhặt vợ” một cách nhanh chóng, dễ dàng.

   + Nhan đề “Vôï nhaët” nói lên thân phận rẻ rúng của con người trong xã hội cũ, nhất là người phụ nữ. Trong nạn đói, họ khoâng ñöôïc cöôùi xin theo phong tuïc taäp quaùn, có thể nhặt nhö coïng rôm coïng raùc ôû ñaàu ñöôøng xoù chôï …

   + Nhan đề nêu bật tư tưởng chủ đề : Lên án đanh thép bọn thống trị Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta đến nạn đói khủng khiếp cho cái giá của con người trở nên rẻ rúng và ca ngợi tình người , nỗi khao khát hạnh phúc và niềm tin vào tương lai, vào cách mạng trong hoàn cảnh thảm đạm.

 

                                                                                            41

 

 

      II- PHÂN TÍCH :

     A- Bối cảnh của truyện – nạn đói 1945 :

– Ngòi bút KL đã miêu tả trận đói hết sức tài tình. Nó được so sánh như một cơn lũ: “ Cái đói đã tràn đến nơi này từ lúc nào.”

-Nạn đói đã hiện hình một cách sống động có màu, có mùi, có hình ảnh và cả âm thanh riêng biệt :

     + Hình ảnh :Treû con “ngoài uû ruû… khoâng buoàn nhuùc nhích” . Khaép xoùm töøng ñoaøn ngöôøi soáng “ daét díu nhau … xanh xaùm nhö nhöõng boùng ma … naèm ngoån ngang khaép leàu chôï”. “Ngöôøi cheát nhö raï….ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường.

à Tác giả rất có hữu ý khi đặt hai câu văn tả người sống và người chết cạnh nhau. Nó gây ấn tượng rờn rợn về một cuộc sống mấp mé bờ vực của cái chết, một cõi dương mang hơi hướng của cõi âm.

    + Mùi : “ Khoâng khí vaån leân muøi aåm thoái cuûa raùc röôûi vaø muøi gaây cuûa xaùc ngöôøi”.

=>Cái mùi khủng khiếp.

    + Âm thanh : Tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết”, tiếng khóc hờ người chết, tiếng trống thúc thuếvang lên dồn dập…Những âm thanh rùng rợn, ám ảnh như từ dưới âm ti, địa ngục.

=> Naïn ñoùi traøn ñeán xoùm nguï cö mang theo khoâng khí aûm ñaïm,  cheát choùc . Trên bối cảnh đầy tử khí ấy, KL đã chắt chiu xây dựng cái hạnh phúc nhỏ nhoi mới “ nhặt “ được của gia đình Tràng.

     B- Phân tích nhân vật :

        1- Nhân vật Tràng :

             a- Ngoại hình – hoàn cảnh anh Tràng :

 * Ngoại hình : xấu xí, thô kệch : “ Hai mắt nhỏ tí, gà gà, hai bên quai hàm bạnh ra..lưng to rông như lưng gấu”, ứng xử quê mùa : “Làm đếch gì có vợ

 * Hoàn cảnh : Người dân xóm ngụ cư, bị khinh rẻ, nhà nghèo. Chỗ ở thảm hại : “ cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những bụi cỏ dại.”, thiếu ăn (cháo loãng ,ăn chè cám,..), thiếu mặc ( mặc áo nâu tàng)

                b-Tính cách , tâm trạng :  Taám loøng nhaân haäu khao khát hạnh phúc: Thể hiện qua tình huống“ nhặt vợ”:

* Tóm tắt tình huống : Tràng lấy vợ trong luùc naïn ñoùi ñang hoaønh haønh, cướp đi mạng sống của bao người. Traøng lại laø moät thanh nieân xấu xí, thô kệch. Tràng lấy vợ mà không cần những nghi lễ trang nghiêm, sự chuẩn bị cẩn trọng, chỉ qua hai lần gặp gỡ với vài lời nói bông đùa và bốn bát bánh đúc mà một người phụ nữ xa lạ chấp nhận theo Tràng về nhà. Hôm ấy, Tràng kéo xe bò thuê chở thóc lên tỉnh cho Liên đoàn. Lúc vượt dốc, hắn hò một câu ỡm ờ mà rất phong tình : “ Có ăn cơm trắng mấy giò, thì ra đẩy xe bò với anh nì!” Một một cô gái  “lon ton” chạy ra đẩy xe cho Tràng còn “ liếc mắt, cười tít” với anh. Tràng thích chí lắm. Chuyến xe bò sau, Thị ở đâu “sầm sầm”chạy đến, “sưng sỉa” trách  Tràng “ điêu”. Con mắt của Thị đã “ trũng hoáy”, áo quần tả tơi “như tổ đỉa”. Tràng chợt nhận ra “ toét miệng cười”, vỗ vào túi khoe “ Rích bố cu hở”. Và Thị đã gợi ý “ Ăn gì thì ăn giả ăn giầu”. Thị “đon đả” : “ Ăn thật nhá”, mắt thì “ sáng lên”. Thị “cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” Ăn xong Thị còn ởm ờ :“Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. Anh Tràng bộc bạch : “ Làm đếch gì có vợ”. Và bông đùa mời Thị về nhà. Ai ngờ Thị về thật. Nghĩa là,  từ đây Tràng phải cưu mang thêm một miệng ăn, trong khi “ thóc gạo thế này thân mình nuôi không nổi mà còn đèo bòng”. Nghĩa là anh đã rước thêm một “ của nợ” như lời người dân xóm ngụ cư, nó sẽ đẩy anh nhanh chóng đến chỗ chết. Sự liều lĩnh của hai người tuy nghịch lý nhưng lại có lý . Về phía Tràng, anh cũng có khao khát hạnh phúc như bao người, nếu khoâng phaûi naêm ñoùi anh khó lấy được vợ. Về phía Thị, cô cần một chốn nương thân cho qua thì đói nên mới chấp nhận làm “ vợ theo”.

* Phân tích diễn biến tâm trạng Tràng :

      + Trên đường về Tràng dẫn cô vợ ra chợ, ăn thêm một bữa cơm, mua cho cô vợ một cái thúng con, vài thứ lặt vặt, trong đó có một chai dầu con để thắp đèn. Trong hoàn cảnh của mình, Tràng đã cố gắng hết sức cho sự kiện trọng đại này. Tràng đi trước, Thị theo sau. Chú rễ “ phớn phở khác thường”, vừa đi vừa “ tủm tỉm cười nụ”, hai mắt thì “sáng lên lấp lánh”. Anh trai cày xấu xí, nghèo khổ mang niềm vui như nhặt được vàng! Anh vênh vênh, tự đắc với hàng xóm.

 

                                                                                   42

 

    + Việc Tràng lấy vợ gây ngạc nhiên,lo lắng cho nhiều người : Bọn trẻ trong xóm chợ đã reo lên : “chông vợ hài”. Cả xoùm nguï cö xôn xao khi thấy có người phụ nữ về cùng Tràng. Người thì “ thở dài”, người thì “khẽ thì thầm hỏi” : “ Ai đấy nhỉ?…Hay là người nhà quê bà cụ Tứ lên chơi………Hay là vợ anh cu Tràng. Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ! Trông chị ta thẹn, hay đáo để.” Có người “ cười lên rung rúc”. Lại có người lo lắng cho tràng “rước cái của nợ đời về” giữa trận đói…Baø cuï Töù  “ngạc nhiên” đến nỗi phải “ Đứng sững lại”. Tràng cũng vậy. Khi đã dẫn cô vợ về nhà mà anh vẫn còn ngờ ngợ : “Ra mình có vợ rồi đấy ư?”. Đến sáng hôm sau, anh vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.  

    + Sáng hôm sau, trước sự “thay đổi mới mẻ của căn nhà” và chứng kiến “Cảnh tượng  thật đơn giản, bình thường:“ Mẹ…giẫy cỏ…Vợ quét sân..”, anh “ thấm thía cảm động”.Tràng thấy “ thương yêu, gắn bó với ngôi nhà” vì ở đó  hắn “ đã có một gia đình”. Tổ ấm ấy là nơi “ hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái”, “ Một niềm vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ, hắn mới thấy hắn nên người…..có bổn phận lo lắng cho vợ con…”  Tràng cũng tỏ ra “rất ngoan ngoãn

+  Kết thúc truyện, nhờ thông tin của vợ,anh đã hiểu về phong trào Việt Minh, trong đầu anh đã xuất hiện hình ảnh “lá cờ đỏ sao vàng”, tín hiệu của sự đổi đời. Anh nông dân thất học, xa lạ với chính trị nay lại khao khát một sự đổi thay. Đó không phải là ước mơ viễn vông mà có cơ sở từ hiện thực cuộc sống. Thiên truyện đã đóng lại mà số phận mới lại được mở ra. Đó chính là giá trị nhân đạo của truyện

èĐánh giá chung:

– Đối lập với vẻ bên ngoài quê mùa, thô kệch, bên trong Tràng là một con người có tâm hồn cao đẹp : giàu lòng thương người, sẵn sàng đùm bọc, san sẻ với những người đồng cảnh ngộ. Mái ấm gia đình đã làm thay đổi con người Tràng. Anh có ý thức trách nhiệm với những người trong gia đình và tin tưởng vào cuộc sống.

– Nhà văn đã thành công trong ngheä thuaät miêu tả diễn biến tâm lý rất sâu sắc, hợp lý, gioïng vaên khi hoùm hænh khi trữ tình và khẳng định con người dù sống trong hoàn cảnh nào cũng muốn sống tốt đẹp, khao khát hạnh phúc và vững tin vào tương lai..

2- Nhân vật vợ Tràng :

a- Hoàn cảnh:

 – Cuộc đời thị bao trùm bởi con số không : Không nơi nương tựa, không gia đình, không rõ lai lịch, không tên tuổi ( khi tác giả gọi là “ cô ả”, “thị”, “người đàn bà”), không nghề nghiệp, không quá khứ, không hiện tại và không có cả tương lai nếu không gặp Tràng. Thân phận Thị như cái rơm, cái rác. Trên bước đường tha phương cầu thực, biết đâu ngày mai Thị có thể trở thành cái xác “ cong queo bên đường”. Cái đói đã cướp đi tất cả.

–   Lần gặp đầu tiên, Thị đang chạy đói “ngồi vêu ra” cùng mấy chị em gái nơi cửa nhà kho. Lần đầu, nghe Tràng hò “ Muốn ăn cơm trắng mấy giò ……”, Thị đùa cợt hồn nhiên : “ cười như nắc nẻ”, “cong cớn” nói với Tràng : “Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”. Thị “liếc mắt cười tít” là cho anh tràng  thích lắm”

Laàn sau, gặp lại Tràng, Thị  bieán ñoåi nhanh vaø roõ “Thò raùch qua,ù aùo quaàn taû tôi  … gaày soïp haún ñi … khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.”…”

à Kim Lân thật tinh tế khi miêu tả chân dung của một người đói.

b- Tính cách, tâm trạng :

 * Trước khi trở thành “ Vợ nhặt” : Tính tình “chao chát, chỏng lỏn”:

–  Chỉ nghe Tràng hò đùa một câu Thị đã “ lon ton” chạy lại đẩy xe cho Tràng. Lần thứ hai gặp Tràng , Thị

sầm sầm chạy đến” “ sưng sỉa ” trách Tràng là  “điêu”… Ngöôøi ñaøn baø ñoùi ấy đã bất chấp danh dự, ñaõ gôïi yù ñeå ñöôïc aên : “ Coù aên thì thì aên, chaû aên giaàu”, vaø chæ caàn moät lôøi ñoàng yù laø Thị “ đon đả” nói “ Ăn thật nhá,,” và  cắm đầu aên moät chaäp bn baùt baùnh ñuùc liền chẳng chuyện trò gì…”.Ăn xong thị thở và khen “ Hà, ngon!” Cũng biết đùa, biết trêu giai như phần đông các cô gái khác. Thị nói với Tràng rất lẳng lơ : “ Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố!”  Cái đói đã làm chị đánh mất nữ tính. Thị cần được ăn để sống. Thị cần có nơi nương dựa để khỏi chết đói. Bản chất tốt đẹp của người con gái đã bị nạn đói khủng khiếp cướp mất đi, che lấp đi. Thị thật đáng thương ! Khao khát sống của người nghèo đói thật mãnh liệt, thật đáng trân trọng !.

                                                                                    43

 

– Bốn bát bánh đúc trong cái đói quay, đói quắt có đủ phép màu để làm cho đôi mắt  người phụ nữ “ sáng lên”, có thể  cứu sống một mang người và xe duyên vợ chồng. Chị đã chấp nhận làm “ vợ theo” một người đàn ông xa lạ sau caâu noùi nöûa ñuøa nöûa thaät mà không cần thủ tục lễ nghi … Chị đã đánh mất lòng tự trọng và đã quyết định liều lĩnh bởi sự thôi thúc của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc.

è Tính cách của Thị là do đói khát, cùng đường mà ra, tuyệt nhiên không phải là bản chất của chị. KL đã miêu tả tài tình nhân vật vợ Tràng như Thị đi thẳng từ cuộc đời vào trang văn mà không hề bị ngăn cản bởi hàng rào câu chữ. Cách kể, cách tả của nhà văn đầy đôn hậu, bao dung, thương cảm, đem đến cho ta bao xúc động.

 * Từ khi trở thành “ Vợ nhặt”:

 – Người đàn bà này đến với Tràng trước hết là tìm một chỗ nương thân trong lúc đói kém, nên thỉnh thoảng có vài biểu hiện sự thất vọng thầm kín trước cảnh túng quẫn của nhà chồng : “ Cố nén một tiếng thở dài” khi đứng trước cái nhà “ rúm ró”, “ Nét mặt bần thần khi vào nhà”,“ Hai mắt tối sầm ” khi bà lão mời ăn chè cám. ( rồi Thị cũng “ điềm nhiên và vào miệng”

 – Nhưng nói chung, Thị trở thành một con người khác hẳn từ khi về làm vợ Tràng : Khi cùng đi với Tràng, trước cái nhìn tò mò của bà con xóm chợ, cung cách đã có sự sự “ e lệ” “ ngượng ngùng”kín đáochân nọ bước dịu cả vào chân kia”. Nghe bọn trẻ gào lên : “ ….Chông vợ hài.”, thị “ nhíu lông mày lại” rồi đưa tay lên “ xóc xóc lại tà áo” Khi về đến nhà, Thị “ lặng lặng ngồi ở mép giường”, “ Tay khư khư ôm cái thúng“ vẻ mặt bần thần” lo lắng,  “ Tiếng chào u lúng túng”. Đứng trước mặt bà cụ Tứ, Thị “ mặt cúi xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt.”. Nghe bà cụ Tứ nói : “ Con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”, thĩ vẫn “ khép nép đứng nguyên chỗ cũ”

à Đó là tâm trạng buồn tủi, lo lắng, ngại ngùng, xấu hổ, tâm trạng của một người con gái đi lấy chồng mà không một miếng trầu, quả cau, cheo cưới….Chị đã nhận thức được giá trị nhân cách của mình. Thật tủi cho cảnh ngộ, duyên số của chị.                                                                                                    

– Chỉ qua một đêm, sau khi đã trở thành “ nàng dâu mới” của bà cụ Tứ, ta thấy nhân vật này đã có những biểu hiện, những tình cảm tốt đẹp như bao người phụ nữ khác. Dù kề bên cái chết, Thị vẫn khao khát hạnh phúc, muốn sống trong một mái ấm gia đình, mái ấm tình thương. Sáng hôm sau, qua bàn tay chăm sóc của cô “nhà cửa, sân vườn..tươm tất, gọn gàng”, “hai ang nước đầy ăm ắp”. Trước cảnh hai người phụ nữ cùng nhau chăm sóc căn nhà, khu vườn, Tràng cũng thấy vui sướng, yêu thương gắn bó bó với ngôi nhà và thấy mình nên người hơn. Tuy bữa cơm ngày đói chỉ có “ cháo loãng, rau chuối thái rối “ và nồi “chè cám” mà người mẹ chồng âm thầm nấu để mừng ngày con mình có vợ nhưng không khí gia đình thật ấm cúng. Gương mặt bủng bẻo của bà cụ Tứ “ rạng rỡ hẳn lên, bà nói toàn chuyện vui. Người “ vợ nhặt” đã thổi một luồng sinh khí mới vào gia đình Tràng.. Bà cụ Tứ có thêm “ nàng dâu mới”, Tràng đã có vợ. Thị đã trở thành một “ người đàn bà hiền hậu đúng mực” như Tràng đã ngạc nhiên nhận ra.

  + Đến cuối bữa ăn, cô lại trở thành người nhạy cảm với thời thế xã hội. Chính cô là người truyền tin về cách mạng cho gia đình chồng : “ Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.” Những tín hiệu cô báo có sức cuốn hút kỳ lạ với những người còn e sợ như Tràng. Khi được yêu thương, trân trọng, người “ vợ nhặt” đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của mình và chứng tỏ niềm khao khát hạnh phúc.

 èĐánh giá chung:

– Nhân vật vợ Tràng trong truyện “Vợ nhặt”là một nhân chứng tố cáo, lên án tội ác tày trời của Nhật – Pháp gây ra nạn đói năm 1945 đã hạ thấp nhân phẩm con người.

-Nhân vật vợ Tràng trong truyện “Vợ nhặt” đã nói lên một sự thật ở đời. Trong đói khổ, hoạn nạn, kề bên cái chết, nhân dân ta vẫn khao khát được sống ấm no, hạnh phúc. Những người nghèo đói đã biết dựa vào nhau, san sẻ vật chất và tình thương cho nhau để vượt qua thử thách khắc nghiệt, vươn tới ấm no, hạnh phúc và sự đổi đời với niềm tin ; “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời

– Hình tượng “ Vợ nhặt” có ý nghĩa nhân bản sâu sắc, bày tỏ khát vọng chính đáng : Làm người có nhân cách, có mái ấm gia đình và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngòi bút hóm hỉnh của Kim Lân thể hiện bao trân trọng trước niềm vui, hạnh phúc và sự đổi đời của vợ chồng Tràng.

                                                                                       44

 

3- Nhân vật bà cụ Tứ :

    a- Hoàn cảnh Ngoại hình  bà cụ Tứ : Bà cụ Tứ được miêu tả là hình ảnh của người mẹ già nua, góa bụa, ở vậy nuôi con, chịu nhiều vất vả, đắng cay, đói nghèo , cơ cực. Bà xuất hiện trong bóng chiều hôm chạng vạng, tê tái với  tiếng “ húng hắng ho” và dáng vẻ “ lọng khọng”, “ cặp mắt nhoèn hấp háy”.

  1. Tính cách :  Cũng như bao bà mẹ Việt Nam khác baø rất mực yêu thương con cái và coù taám loøng nhân hậu, vị tha ñaùng quyù:

– Là một người nông dân nghèo khổ, từng trải, hiểu được hoàn cảnh gia đình mình, hiểu con trai mình nên khi thấy con trai mình có “ vợ theo”, tâm lý bà cụ diễn biến hết sức phức tạp.

– Lúc đầu, khi  thấy Tràng “ reo lên như một đứa trẻ”, vồn vã khác thường, tâm trạng bà cụ Tứ cũng trở nên “ phấp phổng”. Có cái gì đó bất thường đang chờ đợi bà. Bà “ ngạc nhiên” đến nỗi phải “ Đứng sững lại”. Bởi vì căn nhà xưa nay chỉ có bà và Tràng nay lại xuất hiện một người phụ nữ xa lạ. Vì thế có hàng loạt câu hỏi xuất hiện lẩn quẩn trong đầu bà : “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ? Người đàn bà nào đứng ngay trên đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nh?” Vì ngạc nhiên, phân vân nên bước chân bà cũng “lập cập”. Lúc đã vào trong nhà bà càng không tin vào mắt, vào tai mình, khi nghe người đàn bà chào mình bằng u.

– Khi hiểu ra thì lòng người mẹ nghèo ngổn ngang trăm mối :

  +  Bà “ cúi đầu nín lặng”. Một sự im lặng chất chứa bao suy nghĩ. Bà lão hiểu rồi. “ Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự “ vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Đó là tâm trạng của bà mẹ nghèo khổ trước sự việc con trai mình lấy vợ giữa nạn đói đang hoành hành : “Chao oâi, ngöôøi ta döïng vôï gaû choàng cho con lúc ăn nên làm nổi … còn mình thì …” Đằng sau những lời độc thoại lửng lơ đó người đọc có thể thấy được những nỗi đắng cay của bà dâng lên tột đỉnh và bà đã khóc  “ Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ hai dòng nước mắt”   à Bà tự trách mình không làm tròn bổn phận của một người mẹ : không thể lo trọn bề gia thất cho con.

  + Baø lo laéng cho tương lai của hai con và những ám ảnh về nạn đói :“…Biết rằng chuùng noù coù nuoâi noåi nhau soáng qua ñöôïc côn ñoùi khaùt naøy khoâng” .                                                                                                    + Từ tủi phận và lo lắng  bà chuyển sang vừa vui mừng vừa thương xót anh con trai và người vợ nhặt. Bà thở dài nhìn người đàn bà đang vân vê tà áo đã rách bợt. Càng nhìn, bà càng thấu hiểu, thương cảm cảnh ngộ người phụ nữ xa lạ bỗng trở thành con dâu.: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ mới lấy đến con mình mà con mình mới có vợ….Nó yên bề nó”.Bà chấp thuận cho hai người trở thành vợ chồng, gạt bỏ những tư tưởng phong kiến cổ hũ. Sau khi khẽ dặng hắng một tiếng, bà ôn tồn, nhẹ nhàng nói với nàng dâu : “ Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.”,  Lời nói nhẹ nhàng, cái nhìn đầy cảm thông ấy làm cho anh tràng nhẹ nhõm và cũng trả lại danh dự cho người đàn bà mang tiếng “ vợ theo”

 + Chợt nhớ bổn phận mẹ chồng, bà đón nhận cô con dâu bằng tấm lòng nhân hậu Bà khuyeân con nhöõng ñieàu ñoân haäu, chí tình, hướng đến sự sống, tương lai. Người mẹ ấy không nghĩ cho mình mà lo cho con cháu : “ Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ông trời cho khá…..Có ai giàu ba họ, ai khó ba đời……có ra thì con cái chúng mày về sau.?…

  + Baø băn khoăn, day dứt, khoå taâm :“Keå coù ra, laøm ñöôïc daêm ba maâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo cũng chả ai chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u vui rồi. “. Năm nay có đói to đấy.  Chúng bây lấy nhau lúc này, u thương quá..” Bà nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.

  + Bà góp phần vun vén hạnh phúc và gieo niềm tin vào cuộc sống cho con :Trong buổi sáng hôm sau khi thấy con mình có vợ, gia đình mình có con dâu, hạnh phúc thể hiện rõ trên khuôn mặt của bà : “ Mặt bà nhẹ nhõm, rạng rỡ, tươi tỉnh tươi khác với cái mặt bủng beo, u ám ngày thường “. Bà hăng hái thu dọn nhà cửa gọn gàng với mong ước cuộc sống sẽ khấm khá hơn. Lúc thật sự lo lắng, bà nghẹn ngào muốn khóc nhưng “cố giấu những giọt nước mắt” không cho con thấy mình khóc. Bữa cơm ngày đói thật thảm hại, chỉ có “một lùm rau chuối thái rối và một dĩa muối ăn với cháo” nhưng bà cụ nói toàn chuyện vui, chuyện làm ăn để động viên con : “ Khi nào có tiền mua đôi gà ….ngoảnh  đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc có một đàn gà cho mà xem.” Chi tiết này gợi nhờ đến tình cảnh và thái độ lạc quan của người nông dân trong một bài dân ca Bình trị Thiên “ Mười cái

                                                                                45

 

trứng ung.”  Xúc động nhất là việc bà âm thầm chuẩn bị nồi chè cám để đãi nàng dâu mới. Bà đon đã nói : “ Chè khoán đây, ngon đáo để….. khối nhà không có cám mà ăn.” Chính tình thương yêu con, yêu cuộc sống giúp bà vượt lên cảnh sống tăm tối, hướng đến tương lai. Đó là điều đáng khâm phục ở bà lão.

è KL rất thành công khi lột tả tâm trạng buồn vui, lo lắng lẫn lộn của bà cụ Tứ. Niềm vui của bà mẹ nghèo khổ trong cảnh ngộ này thật tội nghiệp. Vì nó không sao thoát khỏi ám ảnh của sự buồn tủi, lo lắng, xót thương. Nhưng chính bà lão gần đất xa trời này là người nói về hy vọng, tương lai nhiều nhất.

è Đánh giá chung

– Baø cuï Töù laø ñieåm saùng töôi ñeïp trong böùc tranh xaõ hoäi xaùm ngaét ôû noâng thoân Baéc boä trong naïn ñoùi khuûng khieáp 1945 . KL đã khắc họa nhân vật này bằng ngòi bút tinh tế, chân thật, cảm động và trân trọng. Mỗi câu, mỗi chữ đầu thấm đẫm nước mắt, nụ cười.

– Với tình huống truyện độc đáo, lựa chọn chi tiết đặc sắc, tác giả đã thành công trong việc miêu tả nhiều cung bậc tình cảm của bà cụ Tứ. Qua đó ta thấy được phẩm chất đáng quý của người mẹ Việt Nam nhân hậu, bao dung, thương yêu con tha thiết và dù trong hoàn cảnh nào cũng vươn lên hướng tới tương lai.  Đó cũng chính là giá trị nhân đạo mới mẻ của truyện ngắn “Vợ nhặt.”

III- TỔNG KẾT: Với tình huống truyện độc đáo, lựa chọn chi tiết đặc sắc, ngôn ngữ mộc mạc, tác giả đã làm sáng tỏ ý đồ sáng tác của Kim Lân : “Trong sự túng đói quây quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khó nào, người dân ngụ cự vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui mà hy vọng.” và tấm lòng nhân đạo cao cả cùng tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn.

Người đóng góp
Comments to: VỢ NHẶT – Kim Lân –