1. Không phân loại

BÀI 4: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM

BÀI 4     THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM

  1. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu:
  2. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu: Nhịp điệu và âm hưởng được tạo ra do nhiều yếu tố (sự ngắt nhịp, sự phối hợp âm thanh, sự hoà phối ngữ âm và từ ngữ,…), cần cảm nhận và phân tích sự phối hợp của các yếu tố và luôn luôn nhằm vào mục đích phục vụ cho nội dung biểu đạt (nội dung thông tin, miêu tả, sắc thái biểu cảm, thái độ của con người,…).
  3. Bài tập:

Bài tập 1:

 – Hai vế câu mở đầu dài- nhịp dàn trải thể hiện cuộc đấu tranh từng kỳ của dân tộc. Vế sau ngắn: dồn dập mạnh mẽ, khẳng định quyền độc lập.       – Thay đổi linh hoạt các thanh bằng trắc

 – Phối hợp nhịp điệu, âm thanh, kết hợp biện pháp tu từ từ vựng, cú pháp.

Bài tập 2:   Đoạn văn lời kêu gọi cứu nước phối hợp nhiều yếu tố :

  – Phép điệp, phép đối: từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp.

  – Sử dụng vần                 => Tạo âm hưởng cho đoạn văn.

Bài tập 3:  Kết hợp sử dụng phép tu từ nhân hoá, các động từ với các yếu tố ngữ âm.

  – Ngắt nhịp (liệt kê)              – Xen kẻ nhịp ngắn dài.

  – Ngắt nhịp giữa chủ ngữ, vị ngữ (không dùng từ là), tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, ý nghĩa khẳng định.

  1. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh:
  2. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh: Âm, vần, thanh điệu là các bộ phận của âm tiết (tiếng) được lặp lại một cách chủ ý và phối hợp với nhau cho việc biểu đạt nội dung. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh là các phép tu từ thường được sử dụng trong thơ, còn trong văn xuôi thì ít dùng. Do đó, ngữ liệu chủ yếu là thơ.
  3. Bài tập:

Bài tập 1:    – Lặp lại và phối hợp phụ âm “lửa lựu lập loè” – trạng thái ẩn hiện.

                    – Phối hợp các phụ âm: diễn tả trạng thái ánh trăng.

Bài tập 2: Đoạn thơ lặp nhiều lần vầng “ang” è âm hưởng rộng mở kéo dài. Nó phù hợp với cảm xúc: mùa đông tiếp diễn với nhiều dấu hiệu đặc trưng.

Bài tập 3:  Đoạn thơ gợi ra những khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và sự gian lao, vất vả của cuộc hành quân là nhờ có sự đóng góp của nhiều yếu tố:

  • Nhịp điệu 4 – 3 ở 3 câu thơ đầu.
  • Sự phối hợp các thanh trắc và thanh bằng ở 3 câu thơ đầu, trong đó câu thơ đầu thiên về vần trắc. câu thơ thứ tư (câu cuối của khổ thơ) lại toàn vần bằng. Tất cả đều gợi tả một không gian hiểm trở và mang sắc thái hùng tráng, mạnh mẽ. Câu cuối khổ thơ toàn vần bằng gợi tả một không khí thoáng đãng, rộng lớn trải ra trước mắt khi vượt qua con đường gian lao, vất vả.
  • Dùng các từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thảm, heo hút. Dùng phép đối từ ngữ: Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm ; Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống. Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước. Phép nhân hoá: súng gửi trời. – Phép lặp cú pháp ở câu 1 và câu 3.

III/ Luyện tập:

1/ Nhận xét về nhịp điệu và âm hưởng của những câu văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc miêu tả nét “ hùng vĩ “ của dòng sông Đà.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loong , dài hàng ngàn cây số nước xô đá , đá xô sóng , sóng xô gió , cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy . Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.”

2/ Phân tích tác dụng của sự phối hợp giữa nhịp điệu câu thơ và việc dùng các từ láy điệp âm , điệp vần trong đoạn thơ trên.                                     “ Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

       Cái  chân thoăn thoắt

         Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

    Mồm huýt sáo vang

    Như con chim chích

           Nhảy trên đường vàng..”

Người đóng góp
Comments to: BÀI 4: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM