3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
a) Cấu trúc 
  • Gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
  • Cấu tạo từ 2 phần rõ rệt : thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. 
  • Tạo thành ống sau lưng con vật, não và tủy sống có chức năng khác nhau, não gồm 5 phần : bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành – cầu não.
  • Đặc biệt não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng. 

 

b) Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
  • Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
  • Số lượng các phản xạ rất lớn và ngày càng tăng => Động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống.
 
So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện 
Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
VD : Kim nhọn đâm vào tay VD : đang đi thì bất ngờ gặp chướng ngại vật

Cung phản xạ gồm :

  • Bộ phận tiếp nhận da : thụ quan đau
  • Sợi cảm giác của thần kinh tủy
  • Bộ phận xử lí thông tin và quyết định : tủy sống
  • Sợi vận động của thần kinh tủy
  • Bộ phận thực hiện : các cơ ngón tay

Cung phản xạ gồm : 

  • Bộ phận tiếp nhận: mắt
  • Sợi cảm giác
  • Bộ phận xử lí thông tin và quyết định : não bộ
  • Sợi vận động
  • Bộ phận thực hiện : cơ chân, tay

Đặc điểm : 

  • Số tế bào thần kinh lớn
  • Do tủy sống và hạch thần kinh
  • Sinh ra đã có
  • Đặc trưng cho loài
  • Bền vững

Đặc điểm :

  • Số tế bào thần kinh ít
  • Do hệ thần kinh trung ương
  • Không sẵn có, phải qua quá trình học tập, rèn luyện
  • Không đặc trưng
  • Không bền vững, dễ mất đi

 

Bài tập 
  1. Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng ống, dạng lưới và dạng chuỗi hạch.
  2. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng ống khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
  3. Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 27 : Cảm ứng ở động vật (tiếp)