1. Không phân loại

VỢ CHỒNG A PHỦ – Tô Hoài

GIỚI THIỆU:

  Tác giả:

  – Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Tên thật là Nguyễn Sen, sinh 1920 tại Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công. Bút danh: Tô Hoài (sông Tô Lịch, phủ Hoài Đức)

  – Ông phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề như: làm gia sư, bán hàng, kế toán hiệu buôn…

  – Ông vào làng văn bằng một số bài văn lãng mạn và truyện dạng võ hiệp nhưng nổi tiếng về tác phẩm viết về thế giới loài vật.

  – Ông tham gia Hội văn nghĩa cứu quốc 1943, hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. Sau 1945 sáng tác của ông thể hiện vốn sông phong phú với nhiều thể loại khác. Sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, Tô Hoài có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhâu như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận,…

  – Theo ông: “Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật“. Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

  – Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí, Truyện Tây Bắc, Miền Tây,…

  Tác phẩm:

  – Xuất xứ: trích trong tập “Tây Bắc” được giải thưởng văn nghệ năm 1954-1955.

  – Hoàn cảnh sáng tác:

  • 1952 Tô Hoài cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc, được gắn bó với đồng bào dân tộc Tây Nguyên 8 tháng, ông hiểu biết cuộc sống, những phong tục tập quán và có những tình cảm nồng nàn với họ
  • 1953 Tô Hoài sáng tác tập truyện “Truyện Tây Bắc” , gồm ba truyện:
    • Cứu đất cứu mường (dân tộc Mán), Mường Giơn (dân tộc Thái), Vợ chồng A Phủ (dân tộc Mèo)

  – Kết cấu: Truyện gồm 2 phần:

  • Phần 1: Cuộc đời đau thương của Mị và A Phủ trong gia đình thống lí Pá Tra ở Hồng Ngài.
  • Phần 2: Mị và A Phủ thành vợ chồng, họ giác ngộ Cách Mạng và tham gia du kích ở Phiềng Sa.

  – Tóm tắt truyện: Truyện kể về hai chặng đường đời của Mỵ và A Phủ:

Những ngày ở Hồng Ngày trong nhà thống lý Pá tra :

   + Mỵ là một cô gái trẻ đẹp, tài hoa, bị bắt cóc đem về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá tra. Cô bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần. Cô định tự tử nhưng vì thương cha, cô phải sống âm thầm, tủi nhục, vô cảm. Tuy nhiên, ở Mỵ vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, vẫn khao khát tình yêu, hạnh phúc và cuộc sống tự do. Vào một đêm tình mùa xuân, khi nghe tiếng sáo, Mỵ bỗng nhớ lại quá khứ đẹp đẽ và chuẩn bị đi chơi. Nhưng ngọn lửa ham sống ấy đã bị A Sử dập tắt, Mỵ đã bị hắn trói đứng.

  + A Phủ là một thanh niên nghèo khổ, mồ côi, khỏe mạnh, lao động giỏi. A Phủ vì đáng A Sử nên làm nô lệ cho nhà thống lý Pá tra để trừ nợ. Một lần A Phủ vô ý để hổ bắt mất một con bò nên bị Pá tra trói đứng.

                                                                                            36

 

 + Lúc đầu, Mỵ thản nhiên  trước cảnh A Phủ bị trói. Nhưng khi thấy những dòng nước mắt của A Phủ, Mỵ xúc động, nghĩ về mình, về số phận người phụ nữ  và về A Phủ rồi cắt đứt dây trói cho A Phủ và cùng nhau chạy trốn.

Khi sang Phiềng Sa, Mỵ và A Phủ trở thành vợ chồng, được A Châu giác ngộ, họ tham gia du kích chuẩn bị đánh Tây.

II- PHÂN TÍCH:

  1. A. Hình tượng nhân vật  Mỵ :

       1- Số phận bi thảm của Mỵ :

                  a-Trước khi về làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá tra :

– Mỵ là một cô gái đáng yêu, hồn nhiên như bông hoa rừng. Mỵ trẻ, đẹp, tài hoa, tràn đầy sức sống : “Thổi sáo giỏi”, “thổi lá cũng hay như thổi sáo”, “biết bao chàng trai mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ”, “ Tết đến, trai ñeán ñöùng nhaün c chân vaùch đầu buoàng nhà Mò.”

– Mỵ cũng có một trái tim sôi nổi và tha thiết yêu đương. Đã bao lần cô “hồi hp” trước âm thanh hò hẹn trong đêm tình mùa xuân.

– Mỵ còn là một cô gái nết na, đảm đang, hiếu thảo và có ý thức cao về nhân phẩm của mình: “ Con nay đã biết cuốc nương, làm phải làm nương ngô trả nợ thay bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.”

à Mỵ mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam à Cô xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

      b-Từ khi bò baét veà laøm daâu gaït nôï ôû nhaø thng Paù Tra:

 * Vì chữ hiếu, Mỵ phải hy sinh cả tuổi trẻ, tình yêu và tự do để trả  món nợ truyền kiếp của cha mẹ. Qua tình huống này, nhà văn muốn tố cáo thủ đoạn cho vay nặng lãi để đẩy nhân dân lao động vào thân phận nô lệ của bọn địa chủ phong kiến

* Bọn địa chủ phong kiến độc ác đã dùng cường quyền, thần quyền và lợi dụng tập tục cướp vợ của người Mèo để bắt Mỵ cô đang “hồi hộp” chờ đợi người yêu đến.  Nhà thống lý đã bắt Mỵ đem về cúng trình ma Chúng đã cướp trắng cả tuổi trẻ dạt dào khát vọng của Mỵ.

       * Sống trong địa ngục trần gian ấy, Mỵ bị đày đọa tàn nhẫn về thể xác:

-Mò phaûi laøm vieäc quaàn quaät töø saùng ñeán toái, quanh năm suốt tháng. Tô Hoài đã có cách giới thiệu nhân vật gây ấn tượng : “ Có ai ở xa về ……. Dù làm việc gì ….cô gái ấy  cuõng cuùi maët, maët buoàn röôøi röôïi.” Lao động đối với Mỵ mất hết ý ngĩa, mất hết hưng phấn. Đó chỉ là lao động khổ sai.

– Tác giả đã dùng phép so sánh đau đớn : “ Bây giờ, Mỵ tưởng mình cũng là  con trâu con  ngựa”. Thậm chí, không bằng con ngựa, con trâu vì chúng “ làm còn có lúc…..đàn bà, con gái nhà này vùi đầu vào làm việc cà ngày lẫn đêm.”…Con người không bằng một con vật, đó là thân phận của người phụ nữ nói chung trong nhà thống lý.

* Mỵ còn bị áp chế về tinh thần nên cô cam chịu : “ Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi.”. Cô từ bỏ nhận thức: “ Mỵ cúi mặt không nghĩ ngợi nữa.” Cô chỉ sống bằng thói quen : “ Lúc nào cũng chỉ nhớ ……..mỗi mùa.” Mỵ càng ngày càng không nói “ sống lùi lũi nhö con ruøa nuôi trong  xoù cöûa” . Nghệ thuật vật hóa cực tả nỗi đau của kiếp người. Mỵ mất cả ý niệm về thời gian : “Mỵ về làm dâu…từ năm nào cô không nhớ, cũng không ai nhớ.” Chi tiết “Caùi bung M năm kín mít, ch mt ô cöûa nh baèng mt baøn tay trông ra ch thy môø môø traêng traéng khoâng bieát laø söông hay naéng” là một hình ảnh nghệ thuật rất đắc, gaây aán töôïng saâu ñaäm nhaát veà cuoäc sống ngột ngạc, tăm tối, tù ngục  cuûa Mỵ. Nó khóa chặt tuổi xuân và ngăn cản sức sống của Mỵ. Tê liệt ý thức phản kháng : Lúc đầu, còn biết đau khổ, cô khóc và muốn tự tử, một hình thức để phản kháng lại cuộc sống vô nghĩa. Nhưng sống trong nhaø thoáng lyù Paù Tra, trong caùi ñòa nguïc traàn gian ấy laøm cho Mỵ trở thành một cô gái vô hồn vô cảm, phó mặc cho dòng đời nghiệt ngã. Cô định seõ “ngoài bên caùi l vuông y bao gi  ñeán cheát thì thoâi ”

 Þ Ñaây laø soá phaän bi thaûm, cay ñaéng , xoùt xa cuûa những người phụ nữ miền döôùi cheá ñoä phong kieán cöôøng quyeàn,thaàn quyeàn khaéc nghieät vaø taøn baïo treân vuøng nuùi cao .

  1. Sức sống tiềm tàng của Mỵ :

                  a- Trỗi dậy lần thứ nhất : Khi Mỵ mới rơi vào nhà thống lý:

– “ Có hàng mấy tháng đêm nào Mỵ cũng khóc.” à  khóc thương cho thân phận mình.

– Mạnh mẽ hơn, Mỵ trốn về nhà cha với nắm lá ngón trong tay à Muốn chết để giải thoát kiếp sống

                                                                                     37

 

nô lệ, khao khát có được cuộc sống xứng đáng là người.

– Vì chữ hiếu, cô phải chấp nhận kéo dài cuộc sống vô vị.

                  b-Trỗi dậy lần thứ hai : Trong đêm tình mùa xuân :

*  Tác nhân gây thức tỉnh : Nhà văn đã dùng ngoại cảnh để tác động vào tâm cảnh, làm sống dậy khát vọng tự do, hạnh phúc tiềm tàng trong lòng Mỵ

– Cảnh mùa xuân trên vùng núi Tây Bắc được miêu tả với những gam màu rực rỡ. : “ Hồng ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổ vào cỏ gianh vàng ửng.Gió và rét dữ dội.”nhưng cũng không ngăn được :“ Những chiếc váy hoa …….xòe ra như con bướm sặc sỡ.”, những thanh âm cũng trở nên rộn rã của tiếng trẻ con nô đùa, “tiếng trai gái tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy”. Mị lắng nghe tiếng sáo mà   

lòng đã bắt đầu dõi theo những cuộc chơi, những đám chơi.. Dường như, cuộc sống đang bừng tỉnh trong Mị, bất chấp cái giá lạnh của đất trời.

à Tiếng sáo gọi bạn tình bổi hổi cùng men rượu say nồng mà Mỵ lén uống, tất cả như ngọn gió xuân mát dịu làm thổi bùng lên ngọn lửa lòng những tưởng đã lụi tắt.

 *  Quá trình thức tỉnh : Tiếng sáo là tác nhân tác động mạnh nhất đến quá trình thức tỉnh của Mỵ.  Tiếng sáo được miêu tả khi xa, khi gần với nhiều cung bậc khác nhau : Lúc đầu, tiếng sáo chỉ “lấp ló” ngoài đầu núi,  “thiết tha bổi hồi” ở đầu làng và “lửng lơ” bay ngoài đường”, để rồi không chỉ tai Mỵ “ văng vẳng nghe tiếng sáo” mà trong đầu Mị còn “rập rờn tiếng sáo”. Tiếng sáo đã len lỏi vào tâm hồn và cuối cùng trở thành lời mời gọi để Mị “thổn thức, tâm hồn bay theo tiếng sáo!”Mỗi lần nghe tiếng sáo du dương là Mỵ có những phản ứng tâm lý khác nhau :

– Lúc đầu, tiếng sáo chỉ “lấp ló” ngoài đầu núi mà sao lòng Mị đã “thiết tha bổi hổi. Mỵ đã có những phản ứng sau bao nhiêu năm câm lặng. trong lòng thấy hưng phấn, Mỵ “nhẩm thầm bài hát của người đang thổi” “ Mày có ….người yêu.” Từ tiếng sáo, Mị như bừng tỉnh mọi cảm nhận về cuộc sống. Mị nhìn thấy , nghe thấy những cuộc vui mà trước đây trái tim chai sạn khiến Mị không hề để ý.

 -Và tiếng sáo  đã “ văng vẳng ở đấu làng” đã tạo cho Mị cái gan để Mị có những hành động khác thường.Ngày Tết Mỵ cũng uống rượu”. Nghĩa là Mỵ nhận thức được quyền làm người của mình. Nhưng cô cũng nhận ra thân phận mình nên đã “lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát”.Cách uống như thể cô đang uống đi bao đắng cay tủi nhục của phần đời đã qua, uống luôn cả cái khao khát của phần đời chưa tới. Trong cái cách uống rượu ấy chứa đựng sự mâu thuẫn giữa ý thức về quyền bình đẳng và ý thức về thân phận mình.

_Tiếng sáo “thiết tha bổi hồi” và men rượu nồng nàn đã khơi dậy hoài niệm về những mùa xuân cũ tự do và hạnh phúc. Mỵ quên đi thực tại, cô “ lịm mặt, ngồi trơ giữa nhà”. Ngày trước Mỵ cũng “ thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao người mê..”. Nhận thức được giá trị của mình “ Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng .” Mò khao khaùt ñöôïc soáng laïi vôùi tuoåi treû, tình yeâu, haïnh phuùc cuûa mình. Mò ñang tìm laïi nhöõng gì ñaõ maát ñi trong nhöõng thaùng naêm bò ñaøy ñoïa. Mỵ muốn đi chơi. Đã lâu nay Mỵ không suy nghĩ gì, giờ đây cô lại suy nghĩ có lý trí : “ Tại sao những người đàn bà có chồng khác đều được đi chơi, còn Mỵ thì không. Huống chi, A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau.” Ý thức được cuộc sống tủi nhục của mình, cô đau đớn muốn chết đi lần nữa.

    -Tiếng sáo gọi bạn tình đã “lửng lơ bay ngoài đường” đã  tạo cho Mị động lực để Mị có những hành động táo bạo. Cô thắp sáng lại căn buồng như muốn thắp sáng cuộc đời mình sau một thời gian dài sống trong u tối để chuẩn bị đi chơi.

– Đến lúc tiếng sáo “ đang rập rờn” trong đầu Mỵ thì khao khát được đi chơi càng trỗi dậy mãnh liệt. Từ suy nghĩ đến hành động : “ Mỵ quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa….rút thêm áo.”, thản nhiên không chú ý gì đến sự xuất hiện của A Sử. Lòng ham sống đã giúp cô chiến thắng nỗi sợ hãi.Nhưng lòng yêu đời của Mỵ vừa trỗi dậy đã bị A sử dập tắt. Hắn troùi ñöùng Mỵ  làm cho Mỵ “ không cúi, không nghiêng được”. Trói xong, hắn tắt đèn, khóa cửa buồng lại và bỏ đi. Hành động lạnh lùng, thản nhiên, chứng tỏ bản chất độc ác của hắn. Nhưng A Sử có thể trói buộc thể xác Mỵ chứ không thể trói buộc tâm hồn Mỵ.

– Lần cuối cùng, tieáng saùo goïi baïn vaãn daäp dôøn trong ñaàu Mỵ “đưa Mỵ theo những cuộc đi chơi”. “ Em không yêu,  quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.”Tiếng sáo lặp đi lặp lại như một ám ảnh da diết về khát vọng . Nó là một mảnh trong tâm hồn Mỵ, thôi thúc “ Mỵ vùng

                                                                                   38

 

bước đi . Nhưng tay chân đau không cựa được. Mỵ không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân con ngựa đạp vào vách.” Mỵ thức tỉnh, lần đầu tiên, trong nỗi đau đến tận cùng, Mị nhận ra :“Mình không bằng một con ngựa”.

– Rồi sáng hôm sau, khi thức dậy trong cái ngôi nhà “rộng âm sâm”, Mị vô cùng sợ hãi khi nhớ tới có một người đàn bà đã từng bị chồng trói đến chết trong nhà này. Mị sợ chết, Mị cựa quậy, sợi dây trói thắt nghiến cho biết Mị vẫn chưa chết. Mị biết sợ chết nghĩa là trong lòng Mị vẫn còn tồn tại một lòng ham sống.

Tuy nhiên, lòng ham sống một lần nữa bị dập tắt, lòng Mị một lần nữa nguội lạnh khi  nhận những cú đạp tàn nhẫn của A Sử trong lúc Mị đắp thuốc cho “chồng” khi “chồng” đánh nhau với A Phủ và bị thương.

è Sơ kết : TH đã miêu tả đúng diễn biến tâm lý nhân vật. Ngòi bút của ông đã len lách vào tận đáy tâm hồn Mỵ để khơi dậy niềm ham sống và khao khát tự do, hạnh phúc.

c-Trỗi dậy lần thứ ba: Trong dêm đông cởi trói cho A Phủ :

      *  Tác nhân gây thức tỉnh : Cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên giữa Mỵ và A Phủ : Một người đang bị trói về thể xác, một người đang bị trói về tinh thần đã một lần nữa làm trỗi dậy sức sống mãnh liệt trong tâm hồn Mỵ. Và sự trỗi dậy lần này đã quyết định sự đổi đời của Mỵ.

      * Diễn biến tâm trạng :

* Lúc đầu, Mỵ thản nhiên, vô cảm khi thấy A Phủ bị trói Mỵ ngồi “ thổi lửa, hơ tay”. Mò chæ coøn bieát thöùc vôùi ngoïn löûa, soáng vôùi ngoïn löûa trong taâm traïng coâ ñôn, buoàn tuûi cho soá kieáp cuûa mình.Tác giả đặt giả thiết : “ Nếu A Phủ là cái xác chết cũng vậy thôi.” Nhà văn cực tả sự chai san của tâm hồn Mỵ. Thật ra, nỗi đau của Mị quá lớn khiến Mỵ không quan tâm tới nỗi đau của người khác. Vả lại, những thân phận nô lệ bị trói đến chết trong cái nhà này dường như không phải mới xảy ra.

 * Nhưng đêm nay, khi ánh lửa vừa mới nhen lên, Mị “lé mắt trông sang” thì thấy” dòng nước  mắt từ từ bò xuống hai hõm má xạm đen của A phủ”,  Mỵ có sự đồng cảm. Người con trai nổi tiếng “chạy nhanh như ngựa”, khỏe đến nỗi có thể “săn được cả bò tót”, có cái gan đi bắt hổ… lại khóc? Giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị xúc động, nhớ lại nỗi khổ ngày xưa của mình. Mị đã từng bị trói ở đó, nước mắt, “nước mũi chảy xuống mà không lau đi được”, như A phủ hôm nay Mỵ còn nhôù người phụ nữ bị trói đến chết … Mỵ thöông cho thân phận của mình, của người phụ nữ và của A Phủ, Mỵ nhận ra  bản chất của bọn thống trị : “ Chúng nó thật độc ác.” nên Mò ñaõ khoâng coøn thaáy sôï 

* Cuối cùng, Mỵ có một hành động táo bạo, dũng cảm, bất ngờ : Coâ ñaõ laáy dao caét daây troùi cho A Phuû vaø thuùc giuïc Aphuû chaïy ñi. Đây laø haønh động xuaát phaùt töø lòng nhân ái vaø söï ñoàng caûm giai caáp.Khi A Phuû quật sức chạy đi, khát vọng sống lại trỗi dậy, Mỵ đã vùng chạy theo A Phuû chaïy troán khoûi Hoàng Ngaøi. Đây laø haønh ñoäng töï cöùu mình mang yù nghóa töï giaûi thoaùt, theo ñuùng quy luaät “töùc nöôùc vôõ bôø” coù aùp böùc coù ñaáu tranh . Ñaây laø quaù trình vuøng leân töï phaùt ñeå ñoåi ñôøi cuûa Mò ñeå sau ñoù, seõ laø quaù trình vuøng leân töï giaùc khi Mò ñaõ tieáp nhaän ñöôïc aùnh saùng cuûa CM ôû khu du kích Phieàng Sa.

è Sơ kết :  Bằng tấm lòng nhân đạo và tài năng năng miêu tả nội tâm, TH đã cho thấy khát vọng tự do và tinh thần phản kháng mạnh mẽ luôn cháy bỏng trong tâm hồn những người bị áp bức, bóc lột, có cơ hội sẽ bùng lên.

  1. Hình tượng nhaân vaät A Phuû

       1- Số phận bi thảm :

 – A Phủ là một thanh niên nghèo khổ, mồ côi cha mẹ, không có người thân thích vì cả làng không ai  qua nổi trận dịch.. A Phủ bị người ta đem bán cho người Thái. A Phủ lại trốn về quê, đi làm thuê kiếm ăn lần hồi. Đói rét, bệnh tật không giết nổi A Phủ.

à A Phủ là mầm sống khỏe, vượt qua sự sàng lọc của tự nhiên

-A Phủ lớn lên trở thành một thanh niên khỏe mạnh : “chạy nhanh như gió”, sống tự lập, lao động  giỏi : “biết đúc lưỡi cày và săn bò tót, bẫy hổ.”. Nhiều cô gái mê, nhiều người nói : “ Đứa nào được A  Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu.”. Nhưng vì moà coâi, nghèo  khổ “ không có ruộng, không có bạc” cùng nhiều hủ tục “ phép rượu”, “ phép làng”,  “ tục lệ cưới xin” nên A Phủ “không cưới được vợ.”  

                                                                                         39

 

– Tuy vậy, trong đêm tình mùa xuân, anh vẫn hồn nhiên đem sáo đi thổi tìm người yêu. Thấy A Sử phá đám cuộc vui của trai gái trong bản, ném  đá vào nhà dân, A phủ đánh A Sử. Vì tội đánh con quan, A Phủ bị người nhà thống lý bắt trói, đánh đập từ chiều đến thâu đêm, mặt và mép đầy máu. A Phủ “quỳ chịu đòn, im như tượng đá”. Hai đầu “ sưng bạnh lên như mặt hổ phù”. Thống lý và bọn chức việc “ càng hút, càng đánh, càng đánh, càng chửi, càng hút.” Chúng hút thuốc phiện “ như những con mọt nghiến gỗ kéo dài” A Phủ không bị giết mà bi  phạt vạ và ghi nợ 100 đồng bạc trắng.  Anh trở thành nô lệ cho nhà thống lý. Thống lý nói : “ Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi!”

-Từ đó, A phủ như một tên nô lệ : đốt rừng, săn bò tót, bẫy hổ, chăn ngựa quanh năm một mình bôn ba dong ruổi ngoài gò ngoài rừng.  Chỉ vì vô ý để hổ ăn mất một con bò mà anh đã bị thống lý bắt trói đứng

      vào cột, bỏ đói, bỏ khát mấy ngày đêm, đôi má đã “ xám đen lại” và đang chờ chết. Giai cấp thống trị đã tước đoạt quyền sống của A phủ như đã từng làm đối với Mỵ.

Þ A Phuû laø ñöùa con cuûa nuùi röøng töï do với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, vaäy maø vaãn khoâng thoaùt khoûi soá phaän noâ leä ôû nhaø thoáng lyù Paù Tra – Moät soá phaän theâ thaûm ở chốn ñòa nguïc traàn gian naøy …

                  2- Tính cách mạnh mẽ, gan góc, có tinh thần phản kháng và khao khát tự do :

–  Lúc nhỏ, sau khi cha mẹ mất, có người bắt anh đem bán đổi lấy thóc của người Thái : “A Phủ mới mười tuổi nhưng gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài.”

– Trong đêm tình mùa xuân, anh rất cöùng coûi, maïnh meõ, có nghĩ khí và can đảm : Bị ức hiếp, anh không ngần ngại đánh nhau với con trai thống lý : “ Moät ngöôøi to lôùn chaïy vuït ra vung tay neùm con quay raát to vaøo maët A Söû. Con quay goã ngaùt laêng vaøo giöõa maët. Noù vöøa kòp böng tay leân, A Phuû ñaõ xoäc tôùi, naém caùi voøng coå, keùo daäp ñaàu xuoáng , xeù vai aùo, ñaùnh tôùi taáp”.

– Giöõa nhöõng traän möa ñoøn trong cuoäc xöû kieän  A Phuû gan goùc khoâng heà keâu reân  chæ “ im nhö caùi töôïng ñaù”, maëc duø “ maët A Phuû söng leân, moâi vaø ñuoâi maét giaäp chaûy maùu”…

– Khi veà laøm coâng gaït nôï cho nhaø thoáng lyù Paù Tra , A Phủ rất chăm chỉ, cöùng coûi, gan böôùng, töï tin ôû söùc mình. Anh làm đủ mọi việc dù bị đối xử như con vật :  Ñoát röøng , caøy nöông , cuoác nöông, saên boø toùt , baãy hoå, chaên boø, chaên ngöïa… quanh naêm.

– Khi bị thống lý bắt trói đứng, anh vẫn có ý thức phản kháng :“Đến đêm, A Phủ cúi xuống nhay đứt hai vòng mây, nhích dãn dây trói một bên tay.”

– Khi được Mỵ cắt dây trói, A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi “ Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.” Qua chi tiết này ta thấy khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt tiềm tàng mãnh liệt trong lòng A Phủ. Lúc đầu, Mỵ đã giải thoát cho anh nhưng sau đó chính anh đã dìu Mỵ xuống núi,  đem đến cuộc sống hạnh phúc cho cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, bất hạnh này.

– Khi gặp được cán bộ cách mạng A Châu giác ngộ, A Phủ nhanh chóng tiếp thu ánh sáng của lý tưởng và trở thành một du kích. Trong khi Mỵ vẫn còn lo sợ trước sức mạnh của bọn thực dân – phong kiến thì A Phủ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Anh nhận thức được con đường đấu tranh của mình và gieo niềm tin cho Mỵ, vợ anh.

è Mỵ và A Phủ tuy cảnh ngộ khác nhau, như nhưng đều trở thành nô lệ cho nhà thống lý. Tuổi trẻ, thân xác, tâm hồn… bị chà đạp dã man.. Chúng làm tàn lụi ngọn lửa vui sống và khao khát hạnh phúc của họ. Họ đều là nạn nhân đáng thương của bọn phong kiến miền núi.

III- TỔNG KẾT :

_ “ Vợ chồng A Phủ” là một thành công đáng tự hào của Tô Hoài, của văn xuôi Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Bằng tài năng và tấm lòng, Tô Hoài đã dành cho Mỵ và A phủ sự xót thương, đồng cảm và đồng tình sâu sắc. Bằng nghệ thuật miêu tả sinh động, Tô hoài đã được cảnh Mỵ bị trói đứng, A Phủ bị hành hạ trong buổi xử kiện và cả cảnh Mỵ cởi tói cho A Phủ rồi cùng chạy trốn gợi lên trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

_ Từ sự đổi đời của Mỵ và A phủ, nhà văn muốn gửi đến độc giả  một thông điệp: muốn có  sự sống tự do và hạnh phúc thật sự thì phải đấu tranh, phải một lòng đi theo cách mạng và kháng chiến. Đó là giá trị đích thực của áng văn này.                                 40

 

Người đóng góp
Comments to: VỢ CHỒNG A PHỦ – Tô Hoài