Để kiểm tra một vật có nhiễm điện hay không, ta đưa vật đó lại gần các vật nhẹ như giấy, sợi chỉ. Nếu vật nhẹ bị hút lên, vật đó có nhiễm điện.
Điện tích. Điện tích điểm
Vật bị nhiễm điện là một điện tích.
Điện tích điểm là điện tích có kích thước không đáng kể so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
Tương tác điện. Hai loại điện tích
Sự đẩy hay hút nhau giữa các điện tích là sự tương tác điện.
Có hai loại điện tích:
– Điện tích dương (+)
– Điện tích âm (-)
Tương tác điện:
– Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
– Các điện tích khác dấu thì hút nhau.
Định luật Cu-lông
Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Biểu thức: \( F = k\frac{q_{1}q_{2}}{r^{2}} \)
Trong đó:
\( k = 9.10^{9}\frac{N.m^{2}}{C^{2}} \)
F: lực tương tác giữa hai điện tích điểm (N)
\( q_{1}, q_{2} \): độ lớn của hai điện tích (C)
r: khoảng cách giữa hai điện tích điểm (m)
Hằng số điện môi.
Điện môi là môi trường cách điện.
\( \epsilon \): hằng số điện môi của môi trường (). Trong chân không, \( \epsilon = 1 \).
Biểu thức định luật Cu-lông đối với môi trường khác chân không
\( F = k\frac{q_{1}q_{2}}{r^{2} \epsilon} \)
Ý nghĩa: Khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
No Comments
Leave a comment Cancel