Nhân tố bên trong

  • Hoocmôn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống

  • Hoocmôn sinh trưởng: do tuyến yên tiết ra, kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết, hoocmôn sinh trưởng sẽ được tuyến yên tiết ra không bình thường. Nếu tiết ra quá nhiều thì cơ thể sẽ tăng trưởng quá mức và có chiều cao vượt trội, ngược lại nếu tiết ra quá ít thì cơ thể không sinh trưởng, gây lùn.
  • Tirôxin: do tuyến giáp tiết ra, kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Đối với lưỡng cư, tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Iôt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, do đó thiếu iôt trong thức ăn và nước dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa của tế bào gây giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí tuệ kém phát triển.
  • Hoocmôn sinh dục: ở con đực là testostêrôn do tinh hoàn tiết ra, con cái là  ơstrôgen do buồng trứng tiết ra, có khả năng kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Riêng testostêrôn có khả năng tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp. Trong giai đoạn dậy thì 2 loại hoocmôn này được tiết ra làm xuất hiện các đặc điểm về sinh dục như kinh nguyệt ở nữ, xuất tinh ở nam, đồng thời có sự phát triển tăng vọt về chiều cao do xương phát triển. 

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống

  • Hai hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin.
  • Ecđixơn gây lột xác ở bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
  • Juvenin phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
  • Sâu bướm có thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm đến mức không còn gây ức chế nữa thì ecđixơn biến đổi sâu thành nhộng và nhộng thành bướm.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

Bài tập ôn

Người đóng góp
Comments to: Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật