Tìm hiểu chung

Tác giả

Thạch Lam (1910-1942)

Thạch Lam (1910-1942)

Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh, bút danh khác: Việt Sinh, Thiện Sỹ

Quê quán: thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, sau ra Hà Nội

Cuộc đời:

  • Là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn, em ruột của hai nhà văn nổi tiếng Nhất Linh và Hoàng Đạo
  • Gia cảnh nghèo khó, mất năm 31 tuổi vì bệnh lao phổi

Phong cách sáng tác:

  • Chuyên về truyện ngắn không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm
  • Nhạy bén và tinh tế trước biến thái của cảnh và lòng người
  • Khác với Nhất Linh và Hoàng Đạo, Thạch Lam tiếp cận những người dân thường, nghèo khổ và đào sâu tâm lí con người, nên văn của Thạch Lam thời điểm đó ít được tiếp nhận
  • Tuyên ngôn tư tưởng : “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

 

 

Tác phẩm

  • In trong tập Nắng trong vườn (1938)
  • Là truyện ngắn hoà quyện hai yếu tố hiện thựclãng mạn trữ tình
  • Ra đời trước Cách mạng tháng Tám (1945), nên bức tranh phố huyện mà Thạch Lam mang tới vô cùng ảm đạm, tăm tối cùng những kiếp người với tương lai mù mịt.

 

Nội dung truyện ngắn Hai đứa trẻ

Truyện ngắn xoay quanh cuộc sống của hai đứa trẻ – hai chị em Liên và An ở phố huyện. Lúc nhỏ hai chị em sống ở Hà Nội với một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Nhưng vì cha mất việc, Liên và An phải cùng mẹ sống ở nơi phố huyện nghèo nàn, tăm tối với cái hàng tạp hoá nhỏ để mưu sinh. Ở phố huyện, xung quanh Liên là những người lao động nghèo vất vả, lạc hậu và tương lai mù mịt. Họ sống trong bóng tối, sự ảm đạm nhưng hằng ngày, mỗi buổi đêm, người dân phố huyện vẫn ra trông ngóng, ngắm nhìn đoàn tàu từ Hà Nội đi qua, mang theo những thứ ánh sáng rực rỡ, sang trọng và hướng họ đến những hi vọng về một tương lai tươi sáng. Chuyến tàu mang theo nhiều ước mơ, nhưng nó đi qua lại để lại một phố huyện tăm tối với những kiếp người cũng tăm tối không kém.

 

 

Đọc hiểu văn bản

Cảnh phố huyện về chiều

Từ đầu đến “…nhỏ dần về phía làng”

 

  • Bức tranh thiên nhiên
    • Âm thanh:

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ…;từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều…”

“Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng”

“Muỗi đã bắt đầu vo ve

=> Những âm thanh nhẹ nhàng, êm ả, dịu dàng, thân thuộc nhưng rất gợi cảm, gắn bó sâu sắc với cuộc sống giản dị

              •  
    • Màu sắc:

“Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”

“Dãy tre làng trước mặt đen lại”

=> Màu sắc của làng quê, chỉ dễ dàng thấy được ở những nơi làng quê

    • Hình dáng:

“Dãy tre làng… cắt hình rõ rệt trên nền trời”

 

  • Cảnh chợ tàn

“Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất… “

“Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía”

“Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom… nhặt nhạnh từng thanh nứa, thanh tre…”

=> Sau phiên chợ, mọi thứ đều hoang tàn, xơ xác, con người trở về với cuộc sống xơ xác, nghèo khổ hằng ngày. Ở phố huyện, người dân nghèo đến nỗi đám trẻ con lấy việc nhặt rác, vừa làm vui vừa chủ động kiếm sống.

 

  • Cuộc sống của những kiếp người tàn
    • Chị Tí : một người phụ nữ một con, vất vả làm đủ thứ nghề mưu sinh: mò cua bắt tép, dọn hàng nước
    • Bà cụ Thi điên: một bà già hơi điên hay mua rượu chỗ Liên 

=> Bà cụ Thi điên là hình ảnh về môt cuộc đời gắn bó mật thiết với phố huyện. Một bà cụ nghèo khổ, xác xơ và hơi điên tạo cho ta một cảm giác về nơi phố huyện tăm tối kia nó sẽ tiếp tục nghèo và đi xuống như cuộc đời bà cụ.

    • Hai chị em Liên: ru rú nơi hàng tạp hoá mà “bán cũng chẳng ăn thua gì”

=> Từ già đến trẻ, ai cũng nghèo, cũng lao vào mưu sinh và tìm cách thoát khỏi cái nghèo. Nhưng dường như khát khao ấy vẫn còn bất khả thi vì cuộc sống của họ ngày qua ngày cứ diễn ra như thế, lặng lẽ và chìm vào bóng tối.

 

  • Tâm trạng của Liên (*)

“Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”

“Mùi âm ẩm bốc lên…tưởng rằng mùi riêng của đất, của quê hương này”

“Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”

“…chị là người con gái lớn và đảm đang”

=> Liên là một người con gái lớn, ngây thơ, đảm đang, nội tâm sâu sắc, tinh tế, đầy lòng trắc ẩn, yêu thương con người.

 

 

Cảnh phố huyện về đêm

Từ “Trời đã bắt đầu đêm…” đến “…sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”

 

  • Quang cảnh phố huyện 
    • Bóng tối:

“Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”

“Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ…lại càng sẫm đen hơn nữa”

=> Dường như bóng tối đang chiếm lĩnh tất cả phố huyện. Bóng tối được nhắc đến với sự trải dài mênh mông vô tận, như gánh nặng và như cuộc đời của con người nơi đây.

    • Ánh sáng:

“…vài của hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng”

“vệt sáng của những con đom đóm bay”

“quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn của chị Tí”

“chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối”

“ngọn đèn con của chị Tí, cái bếp lửa của bác Siêu, …ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa,…cái thau sắt trắng của bác Xẩm”

=> Đối lập với sự bao phủ của bóng tối, ánh sáng nơi phố huyện chỉ được miêu tả bằng các từ “khe”, “vệt”, “quầng”, “chấm”, những thứ ánh sáng nhỏ nhoi, thiếu thốn đến nỗi không nhìn rõ mặt con người.

=> Sự tưởng phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi phố huyện cho ta thấy được: Ánh sáng chính là hạnh phúc, là tương lai, một tương lai mù mịt. Còn bóng tối là những khổ đau của kiếp nghèo khổ, lụi tàn, và nó càng lúc càng bao phủ, chiếm hữu phố huyện. Những kiếp người lay lắt được Thạch Lam mô phỏng qua hình ảnh bóng tối và ánh sáng xuyên suốt tác phẩm, họ luôn mong muốn, khao khát một cuộc sống tươi sáng hơn dù biết tương lai khó thay đổi và cuộc đời họ sẽ tàn tạ như phố huyện.

 

  • Cuộc sống của những kiếp người tàn
    • Bác Siêu: “tới gần, đặt gánh phở xuống đường, cúi xuống nhóm lửa”
    • Gia đình Bác Xẩm: “ngồi trên manh chiếu, chưa hát vì chưa có người nghe”
    • Chị Tí: “phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò”

=> Cuộc sống của tất cả mọi người diển ra một cách chán nản, lặp đi lặp lại và không có sự phát triển. Họ tiếp tục và cứ mãi sống trong một cuộc đời như thế, tàn tạ và máy móc.

    • Vì sống nghèo khổ và càng lụi tàn, người dân phố huyện đều mang một mơ ước về một cuộc sống tươi sáng hơn: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.”

=> Tất cả mọi người đều có nhận thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình và của phố huyện, họ không thể mường tượng chính xác về tương lai của chính mình, chỉ biết tiếp tục sống một cuộc sống tàn. Nhưng sự hi vọng là một điểm sáng giúp họ hướng đến những điều tốt đẹp hơn.

 

  • Tâm trạng của Liên (**)
    • Khi đối mặt với bóng tối

“đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối”

“Đêm tối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa.”

    • Nhớ về kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống đủ đầy ở Hà Nội

“ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu là một món quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được”

“…khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon, lạ”

“…được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”

“…một vùng sáng rực và lấp lánh, Hà Nội nhiều đèn quá ! “

=> Liên đã từng có một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm nơi Hà Nội. Nhớ đến Hà Nội, em nhớ đến những ánh đèn, những ánh đèn rực rỡ muôn màu mà nơi phố huyện em không bao giờ thấy được. Ở đây, Liên đã quen với bóng tối, với sự nghèo khổ hằng ngày. Những thức quà lúc nhỏ đối với Liên giờ đây chỉ thấy trong giấc mơ, và trong niềm hi vọng khó trở thành hiện thực.

 

 

Cảnh phố huyện về khuya (Cảnh đoàn tàu đi qua)

Từ “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt…” đến hết.

 

  • Sự mong chờ đoàn tàu của chị em Liên và người dân phố huyện

“Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.”

“Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.”

“Bác Siêu nghển cổ…lên tiếng: Đèn ghi đã ra kia rồi.”

“Dậy đi An, tàu đến rồi.”

=> Người dân phố huyện, đặc biệt là An và Liên, đều cố gắng thức để chờ đoàn tàu từ Hà Nội đi qua. Đối với hai chị em, con tàu mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt, mang theo tuổi thơ và cả những khát vọng.

 

  • Cảnh đoàn tàu đi qua

“thấy ngọn lửa xanh biết, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi ở đâu vang lại,…kéo dài”

“…tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng…tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”

“tiếng còi rít lên, và tàu rầm rộ đi tới”

“những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”

“chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.”

=> Chuyến tàu đêm là biểu tượng của một thời gian thật đáng sống: giàu sang, rực rỡ và hào nhoáng. Đó là nơi của những người sang trọng với cuộc sống sang trọng và sung túc. Với Thạch Lam trong Hai đứa trẻ, ánh sáng chính là đại diện cho cuộc sống. Chuyến tàu đêm được miêu tả càng rực rỡ bao nhiêu thì nơi phố huyện càng tăm tối, u uất bấy nhiêu. Thế nên người dân đều ngày ngày ra trông ngóng đoàn tàu, như một cách thể hiện ước mơ, khát khao có môt cuộc sống mới tươi sáng hơn.

 

  • Sau khi đoàn tàu đi qua

“Hai chị em còn nhìn theo…”

“Tàu hôm này không đông, chị nhỉ.”

” Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn…”

“Cả phố huyện bây giờ mới thật sự là hết náo động, chỉ còn đêm khuya…”

=> Con tàu đi qua, trả mọi thứ trở về với sự yên tĩnh, nhạt nhoà vốn có. Hoạt động cuối cùng trong đêm chính là chờ tàu, chờ đợi được nhìn thấy một điều tốt đẹp mà biết bao người dân phố huyện hằng ao ước. Nhưng con tàu vẫn vụt qua, như cách ước mơ của con người trở nên mơ hồ và không thể thực hiện. Có hay không có con tàu, phố huyện vẫn nghèo và tàn tạ, con người vẫn sống những kiếp lầm than với ước mơ tưởng chừng như vô vọng.

 

  • Ý nghĩa của đoàn tàu
    • Là chuyến tàu của khát vọng, của tương lai. Chuyến tàu mang đến cho hai chị em Liên và người dân phố huyện những điều tuyệt vời từ một thế giới khác. Ánh sáng của con tàu khác hẳn với thứ ánh sáng từ ánh đèn của chị Tí, ngọn lửa leo lét của bác Siêu và hột sáng thưa thớt của Liên.
    • Ai nấy đều háo hức được nhìn thấy sự đổi thay mà đoàn tàu mang đến cho ước mơ, khát vọng một cuộc sống tươi sáng hơn của họ.
    • Đối với chị em Liên, đoàn tàu là kí ức tuổi nhỏ và còn là hi vọng của ngày mai. Nhìn thấy đoàn tàu Liên sẽ nhớ đến những kỉ niệm rất đẹp, những ngày tháng ấm no và nó khiến Liên sẽ mãi khao khát một cuộc sống như thế.

 

 

Đánh giá

Nghệ thuật

  • Đặc sắc trong cách miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật, thể hiện tài năng của Thạch Lam
  • Viết truyện không có cốt truyện, vừa độc đáo, tạo dấu ấn và thể hiện rõ hơn tâm lí nhân vật
  • Ngôn từ, giọng văn đầy chất thơ, nhẹ nhàng, sâu sắc
  • Kết hợp giữa yếu tố hiện thực lẫn lãng mạn trong tác phẩm.

 

Nội dung

  • Bức tranh phố huyện nghèo khổ cùng những kiếp người hiện lên rõ nét khiến tác giả lẫn người đọc đầy nỗi buồn và sự đồng cảm
  • Thông qua bức tranh, tác giả đã đồng cảm với ước mơ của những kiếp người và đồng thời cho thấy một hiện thực xã hội đầy tù túng ở vùng quê nghèo trước Cách mạng tháng Tám
Người đóng góp
Comments to: Hai đứa trẻ