Một số hình thức học tập ở đông vật

Nhiều tập tính của động vật hình thành và biến đổi được là do học tập. Có nhiều hình thức học tập khác nhau.

Quen nhờn

Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.

Ví dụ, mỗi khi có bóng đen của diều hâu từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng chạy đi ẩn nấp. Nếu bóng đen đó cứ lặp lại nhiều lần mà không thấy diều hâu thì sau đó khi thấy bóng đen gà con không chạy đi ẩn nấp nữa.

In vết

In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim như gà, vịt, ngỗng,…

Ví dụ : Vịt con bơi theo vịt bố mẹ

Điều kiện hóa

Điều kiện hóa đáp ứng

Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.

Ví dụ :

Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vật là do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.

Điều kiện hóa hành động

Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.

Ví dụ:

Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

Học ngầm

Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự.

Ví dụ, chó được nuôi ở nhà, khi thả ở một nơi xa nhà vẫn tìm được đường về nhà. 

Học khôn

Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh trưởng.

Ví dụ, tinh tinh biết cách dùng muỗng để ăn.

Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật 

Tập tính kiếm ăn

  • Đa số các tập tính kiếm ăn ở động vạt có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh. Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ bố mẹ, đồng loại hoặc do kinh nghiệm của bản thân.
  • Tác nhân kích thích: hình ảnh, âm thanh, mùi từ con mồi.
  • Gồm các hoạt động: rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.

Ví dụ: sư tử rình rập đến gần con mồi rồi nhảy lên vồ và cắn cổ.

Tập tính bảo vệ lãnh thổ

  • Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
  • Động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đâu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.

Ví dụ : Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu lãnh thổ.

Tập tính sinh sản

  • Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
  • Gồm các hoạt động: ve vãn. tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non.

Ví dụ : Sau khi chim cánh cụt cái đẻ trứng, chim cánh cụt đực sẽ đảm nhận vai trò ấp trứng trong vòng khoảng hai tháng trong khi những con cái sẽ đi kiếm ăn trên biển. Khi kết thúc giai đoạn hai tháng, cánh cụt đực và cái sẽ luân chuyển vai trò để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Tập tính di cư

  • Một số loài cá, chim, thú… thay đổi nơi sống theo mùa. Chúng thường di chuyển một quãng đường dài. Di cư có thể 2 chiều (đi và về) hoặc di cư 1 chiều (chuyển hẳn đến nơi ở mới).
  • Động vật di cư để tránh điều kiện bất lợi của môi trường hoặc để sinh sản.

Ví dụ: cá hồi di cư để đẻ trứng.

Tập tính xã hội

Tập tính thứ bậc

Con đầu đàn có nhiệm vụ bảo vệ đàn và  được ưu tiên về thức ăn, con cái trong mùa sinh sản. 

Ví dụ: Sói luôn sống theo bầy đàn và luôn có con đầu đàn.

Tập tính vị tha

Tập tính vị tha là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.

Ví dụ: Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa hoặc khi có kẻ đến phá tổ nó lăn xả vào chiến đấu và hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ.

Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất

  • Giải trí: dạy hổ, voi, khỉ, chó, chim… biểu diễn xiếc.
  • Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi.
  • Bảo vệ mùa màng: làm bù nhìn để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng, bọ rùa được nuôi thả để diệt rệp cam.
  • Chăn nuôi: nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuống hoặc nghe kẻng cá nổi lên đớp thức ăn.
  • Dự báo thời tiết: chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm, khi thấy mối xuất hiện nhiều thì trời sắp mưa
  • An ninh quốc phòng: nuôi và huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma túy, bắt kẻ gian,…
  • Những tập tính chỉ có ở con người: trồng trọt, chăn nuôi, nấu chín thức ăn, viết, đọc, phát minh ra công cụ mới…

Bài tập ôn

Người đóng góp
Comments to: Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)