Định nghĩa

Cho a,b>0, \ a\neq 1

Số thực \alpha thỏa mãn a^\alpha=b được gọi là logarit cơ số a của b kí hiệu là \log_a{b}, nghĩa là

a^\alpha=b \Leftrightarrow \log_a{b}=\alpha

Trong đó:

b: biểu thức tính log (b>0)

a: cơ số (a\neq 1, a>0)

\alpha: giá trị của log

Ví dụ 1: Tính \log_2{8},\ \log_{10}{\frac{1}{10}}

Bài giải

\\\log_2{8}=log_2{2^3}=3\\\log_{10}{\frac{1}{10}}=log_{10}{10^{-1}}=-1

Chú ý: Với \forall a,b>0a\neq 1,\ \alpha \in \mathbb{R} ta luôn có:

  • \log_a{1}=0
  • \log_a{a}=1
  • \log_a{a^\alpha}=\alpha
  • a^{\log_a{b}}=b

Ví dụ 2:

a. Tính \log_3{\frac{1}{9}}

b. Tìm x biết \log_2{(x+2)}=3

Bài giải

a. \log_3{\frac{1}{9}}=\log_3{\left (3^{-2} \right )}=-2

b. \log_2{(x+2)}=3

\\\Leftrightarrow x+2=2^3\\\Leftrightarrow x=6

 

Tính chất

Cho b,c>0, ta có:

a>1: \log_a{b}>\log_a{c}\Leftrightarrow b>c

0<a<1: \log_a{b}>\log_a{c}\Leftrightarrow b<c

Chứng minh:

Đặt \left\{\begin{matrix} \log_a{b}=m\Rightarrow a^m=b\\ \log_a{c}=n\Rightarrow a^n=c \end{matrix}\right.

Xét a>1, ta có:

b>c\\\Leftrightarrow a^m>a^n

\Leftrightarrow m>n (do a>1) 

\Leftrightarrow \log_a{b}>\log_a{c} (đpcm)

Xét 0<a<1, ta có:

b>c\\\Leftrightarrow a^m>a^n

\Leftrightarrow m<n (do 0<a<1) 

\Leftrightarrow \log_a{b}<\log_a{c} (đpcm)

 

Các quy tắc tính logarit

Các công thức cơ bản

Định lí

Cho a>0,\ a\neq 1,\ b,c>0, ta có:

  • \log_a{\left (b.c \right )}=\log_a{b}+\log_a{c}
  • \log_a{\frac{b}{c}}=\log_a{b}-\log_a{c}
  • \log_a{(b^\alpha)}=\alpha\log_a{b}\ (\alpha\in\mathbb{R})

Trường hợp \alpha là số nguyên chẵn và chưa biết dấu của b thì ta sử dụng công thức: \log_a{b^{2n}}=2n\log_a{|b|}\ (n\in\mathbb{N}, 0<a \neq 1, b\neq 0)

Chẳng hạn: \log_2{(-2)^4}=4\log_2{|-2|}

Chứng minh:

Đặt \left\{\begin{matrix} \log_a{b}=m\Rightarrow a^m=b\\ \log_a{c}=n\Rightarrow a^n=c \end{matrix}\right., ta có:

\log_a{b.c}=\log_a{a^m.a^n}=\log_a{a^{m+n}}=m+n=\log_a{b}+\log_a{c}

\log_a{\frac{b}{c}}=\log_a{\frac{a^m}{a^n}}=\log_a{a^{m-n}}=m-n=\log_a{b}-\log_a{c}

\log_a{b^\alpha}=\log_a{(a^m)^\alpha}=\log_a{a^{m.\alpha}}=\alpha.m=\alpha\log_a{b}

Hệ quả

Cho 0<a \neq 1, b>0n \in \mathbb{N*}, ta có

\\\log_a{\frac{1}{b}}=-\log_a{b}\\ \\\log_a{\sqrt[n]{b}}=\frac{1}{n}\log_a{b}

Ví dụ 3: Tính giá trị biểu thứ A=\frac{\log_7{16}}{\log_7{15}-\log_7{30}}

Bài giải

\\A=\frac{\log_7{16}}{\log_7{15}-\log_7{30}}\\ \\=\frac{\log_7{\left (2^4 \right )}}{\log_7{\frac{15}{30}}}\\\\ \\=\frac{\log_7{(2^4)}}{\log_7{\frac{1}{2}}}\\

\\=\frac{\log_7{(2^4)}}{\log_7{(2^{-1})}}\\\\ \\=\frac{4\log_7{2}}{-\log_7{2}} \\\\=-4

 

 

Nhóm đổi cơ số

Định lí

Cho a,b,c>0a,b \neq 1, ta có:

\log_b{c}=\frac{\log_a{c}}{\log_a{b}}

hay \log_a{b}.\log_b{c}=\log_a{c}

Chứng minh:

Đặt \left\{\begin{matrix} \log_a{b}=m\Rightarrow a^m=b\\ \log_a{c}=n\Rightarrow a^n=c \end{matrix}\right.

Ta có:

\\\log_a{b}.\log_b{c}\\ \\=m.\log_{a^m}{a^n}\\ \\=\log_{a^m}{(a^n)^m}\\ \\=\log_{a^m}{(a^m)^n}

=n=\log_a{c} (đpcm)

\Leftrightarrow \log_b{c}=\frac{\log_a{c}}{\log_a{b}}

Hệ quả

  • Với a,b>0a,b \neq 1, ta có:

\log_a{b}=\frac{1}{\log_b{a}} hay \log_a{b}.\log_b{a}=1

  • Với a,b>0a,b \neq 1\alpha>0, ta có:

\log_{a^\alpha}{b}=\frac{1}{\alpha}\log_a{b}

  • Với a,b,c>0a,b,c \neq 1, ta có:

a^{\log_b{c}} =c^{\log_b{a}}

Chứng minh:

  1. \log_a{b}.\log_b{a}=\log_a{a}=1
  2. \log_{a^\alpha}{b}=\log_{a^\alpha}{(a^m)^\frac{\alpha}{\alpha}}=\log_{a^\alpha}{(\left (a^\alpha \right )^\frac{m}{\alpha}}=\frac{m}{\alpha}=\frac{1}{\alpha}.\log_a{b}
  3. a^{\log_b{c}}=c^{\log_b{a} }

\\ \\\Leftrightarrow {\log_a{a^{\log_b{c}}}}=\log_{a}{c^{\log_b{a}}}\\ \\\Leftrightarrow \log_a{a}.\log_b{c}=\log_a{c}.\log_b{a}

\Leftrightarrow \log_b{a}.\log_a{c}=\log_b{c} (đúng theo nội dung định lí)

Ví dụ 4: Rút gọn biểu thức A=\log_\frac{1}{4}{\left (\log_3{4}.\log_2{3} \right )}

Bài giải

A=\log_\frac{1}{4}{\left (\log_3{4}.\log_2{3} \right )}=\log_{\left (2^{-2} \right )}{\left (\log_2{4} \right )}=-\frac{1}{2}.\log_2{2}=-\frac{1}{2}

 

Ghi chú

Với x>0, logarit cơ số 10 của x được gọi là logarit thập phân của x. Kí hiệu: \log{x}

Với x>0, logarit cơ số e của x được gọi là logarit tự nhiên của x (logarit napier của x). Kí hiệu: \ln{x}. Trong đó e là hằng số và e=\lim{\left (1+\frac{1}{n} \right )^n}=2,71828...

 

Bài tập

  1. Tính \log_2{(8a^2)}
  2. Tính \log_{\sqrt{3}} {(9a^2)}
  3. Cho a,x là các số thực dương và \log_3{x}=2\log_{\sqrt{3}}{a}+\log_{\frac{1}{3}}{a}. Tính x theo a.
  4. Cho \log_7{x}=\log_7{ab^2}-\log_7{a^3b}. Tính x theo a và b
  5. Cho \log_{2}3=a. Tính \log_2{864}.
  6. Chứng minh: \log_3^2(a^2b)=4\log_3^2a^{-1}-\log_3a^{-2}.\log{b^2}+\log_3^2{b}
  7. Cho \log_a{x}=3 và \log_b{x}=4. Tính giá trị của biều thức P=\log_{ab}x+\log_\frac{a}{b}x
  8. Cho \log_{\sqrt{a}} {b}=\frac{b}{4} và \log_{\sqrt{2}} {a}=\frac{16}{b}. Tính giá trị biểu thức a-2b
  9. Cho \log_a6=x và \log_a2=y. TÍnh giá trị biểu thức P=(x+y)\log_{12}a.
  10. Chứng minh: a^{3-2\log_ab}=a^3b^{-2}
  11. Cho a,b>0 thỏa a^2+b^2=8ab. Khẳng định nào đúng?
  12. Cho x,y>1 thỏa x^2+9y^2=6xy. Tìm I=\frac{1+\log_{12}x+\log_{12}{y}}{2\log_{12}(x+3y)}
  13. Cho a,b>0 thỏa mãn \log_9a=\log_{12}b=\log_{16}(a+b). Tính tỉ số \frac{a}{b}
  14. Cho n>1 là số nguyên dương. Tính P=\frac{1}{\log_2n!}+\frac{1}{\log_3n!}+...+\frac{1}{\log_nn!}
  15. Tính A=\frac{1}{\log_{2^{2020}}{2020!}}+\frac{1}{\log_{3^{2020}}{2020!}}+...+\frac{1}{\log_{2020^{2020}}{2020!}}
  16. Đặt a=\log_315, b=\log_310. Biểu diễn \log_{\sqrt{3}}50 theo a và b
  17. Cho x,y,z \in \mathbb{Z} thỏa mãn x\log_{2016}{2}+y\log_{2016}{3}+z\log_{2016}{7}=1. Giá trị x+y+z bằng?
  18. Cho a^{\log_{2}{5}}=4, b^{\log_{4}{6}}=16, c^{\log_{7}{3}}=49. Tính T=a^{\log_{2}^{2}{5}}+b^{\log_{4}^{2}{6}}+c^{\log_{7}^{2}{3}}.
  19. Cho hàm số f(x)=a\ln{\left ( x+\sqrt{x^{2}+1} \right )}+b\sin{x}+6 với a,b \in \mathbb{R}. Biết f\left (\log(\log{e}) \right )=2, hỏi giá trị của f(\log(\ln{10}))
  20. Cho hàm số f(x)=a\ln^{2019}{\left ( x+\sqrt{x^{2}+1} \right )}+bx\sin^{2020}{x}+5 với a,b \in \mathbb{R}. Biết f\left (2^{\log_{c}3} \right )=6, tính giá trị của f\left (-3^{\log_{c}2} \right ) với 0<c\neq1.
Người đóng góp
Comments to: Bài 3: Logarit