1. Hàm số mũ - Hàm số lũy thừa - Hàm số logarit
  2. Lớp 12
  3. Toán lớp 12

Bài 6: Bất phương trình mũ và logarit

Bất phương trình mũ

Bất phương trình mũ cơ bản

Định nghĩa

Bất phương trình mũ cơ bản là bất phương trình có một trong các dạng:

a^x>m,\ a^x<m,\ a^x\geq m,\ a^x\leq m với a,\ m cho trước thỏa mãn a > 0a \neq 1 (x là ẩn số)

Cách giải

Dùng tính chất đồng biến, nghịch biến của hàm logarit (logarit hóa)

Với bất phương trình a^x>m\ (*)

Nếu m\leq0 thì tập nghiệm là S=\mathbb{R} (do a^x>0, \forall x\in \mathbb{R})

Nếu m>0 thì: 

  • Trường hợp 1: a>1

(*)\Leftrightarrow \log_a{\left ( a^x \right )}>\log_a{m} (do hàm số y=\log_a{t} đồng biến trên tập xác định)

\Leftrightarrow x>\log_a{m}

  • Trường hợp 2: 0<a<1

(*)\Leftrightarrow \log_a{\left ( a^x \right )}<\log_a{m} (do hàm số y=\log_a{t} nghịch biến biến trên tập xác định)

\Leftrightarrow x<\log_a{m}

Đối với bất phương trình a^x\geq m ta giải tương tự bất phương trình a^x>m

Đối với bất phương trình a^x<ma^x\leq m

  • Nếu m\leq0 thì tập nghiệm là S=\varnothing (do a^x>0, \forall x\in \mathbb{R})
  • Nếu m>0 ta giải tương tự bất phương trình a^x>m

Ví dụ 1: Giải bất phương trình

a. 3^x>81

b. \left (\frac{1}{2} \right )^x>32

Bài giải

a. 3^x>81

\Leftrightarrow \log_3{\left ( 3^x \right )}>\log_3{81}

\Leftrightarrow x>4

Vậy S=(4;+\infty)

b. \left (\frac{1}{2} \right )^x>32

\Leftrightarrow \log_\frac{1}{2}{\left ( \frac{1}{2} \right )^x}<\log_\frac{1}{2}{32}

\Leftrightarrow x<-5

Vậy S=(-\infty;-5)

Một số phương pháp giải

Tương tự như với phương trình mũ, ta thường dùng các phương pháp: quy đồng cơ số, đặt ẩn phụ, logarit hóa

Ví dụ 2: Giải các bất phương trình

a. 3^{x^2-2x}<27

b. 3.2^{x+2}+4^x<8^x

Bài giải

a. 3^{x^2-2x}<27

\Leftrightarrow 3^{x^2-2x}<3^{3}

\Leftrightarrow x^2-2x<3

\Leftrightarrow x^2-2x-3<0

\Leftrightarrow -1<x<3

Vậy S=(-1;3)

b. 3.2^{x+2}+4^x<8^x

\Leftrightarrow 2^{3x}-2^{2x}-12.2^x>0

\Leftrightarrow 2^{2x}-2^x-12>0

Đặt t=2^x\ (t>0), bất phương trình trở thành:

t^2-t-12>0

\Leftrightarrow \begin{bmatrix} t>4\ \textup{(n)}\\ t<-3\ \textup{(l)} \end{matrix}

\Leftrightarrow 2^x>2^2

\Leftrightarrow x>2

Vậy S=(2;+\infty)

 

Bất phương trình logarit

Bất phương trình mũ cơ bản

Định nghĩa

Bất phương trình logarit cơ bản là bất phương trình có một trong các dạng:

\log_a{x}>m,\log_a{x}<m,\log_a{x}\geq m,\log_a{x}\leq m với a,\ m cho trước thỏa mãn a > 0a \neq 1 (x là ẩn số)

Cách giải

Dùng tính chất đồng biến, nghịch biến của hàm mũ (mũ hóa)

Đối với bất phương trình \log_a{x}>m\ (*),

  • Trường hợp 1: a>1

(*)\Leftrightarrow a^{\log_a{x}}>a^m (do hàm số y=a^t đồng biến trên tập xác định)

\Leftrightarrow x>a^m

  • Trường hợp 2: 0<a<1

(*)\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x>0\\ a^{\log_a{x}}<a^m \end{matrix}\right. (do hàm số y=a^t nghịch biến trên tập xác định)

\Leftrightarrow 0<x<a^m

Tương tự như trên với bất phương trình \log_a{x}\geq m

Đối với bất phương trình \log_a{x}<m:

  • Trường hợp 1: a>1

(*)\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x>0\\ a^{\log_a{x}}<a^m \end{matrix}\right. (do hàm số y=a^t đồng biến trên tập xác định)

\Leftrightarrow 0<x<a^m

  • Trường hợp 2: 0<a<1

(*)\Leftrightarrow a^{\log_a{x}}>a^m (do hàm số y=a^t nghịch biến trên tập xác định)

\Leftrightarrow x>a^m

Tương tự với bất phương trình \log_a{x} \leq m

Có thể tìm tập xác định của bất phương trình trước khi giải.

Ví dụ 3: Giải bất phương trình 

a. \log_2{x}>3

b. \log_{0,5}{x}>3

Bài giải

a. \log_2{x}>3

\Leftrightarrow 2^{\log_2{x}}>2^3

\Leftrightarrow x>8

Vậy S=(8;+\infty)

b. \log_{0,5}{x}>3

\Leftrightarrow (0,5)^{\log_{0,5}{x}}<0,5^3

\Leftrightarrow x<\frac{1}{8}

Vậy S=\left (-\infty;\frac{1}{8} \right )

 

Một số phương pháp giải

Tương tự như với phương trình logarit, ta thường dùng các phương pháp: quy đồng cơ số, đặt ẩn phụ.

Ví dụ 4: Giải bất phương trình \log_2{\left (x-3 \right )}+\log_2{\left (x-2 \right )}\leq 1

Bài giải

\mathfrak{D}=(3;+\infty)

\log_2{\left (x-3 \right )}+\log_2{\left (x-2 \right )}\leq 1 \\\Leftrightarrow \log_2\left [(x-3)(x-2) \right ]\leq 1 \\\Leftrightarrow (x-3)(x-2) \leq 2 \\\Leftrightarrow x^2-5x+4\leq 0 \\\Leftrightarrow 1\leq x \leq 4

So với điều kiện, tập nghiệm của bất phương trình là 3<x\leq 4

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 6: Bất phương trình mũ và logarit