Khái niệm 

     Hàm số lũy thừa có dạng: \large y=x^\alpha, trong đó \large \alpha là một hằng số tùy ý.

Tập xác định:

Số mũ lũy thừa Tập xác đinh
\alpha nguyên dương \mathfrak{D}=\mathbb{R}
\alpha nguyên âm hoặc \alpha=0 \mathfrak{D}=\mathbb{R} \setminus \left \{0}{ \right \}
\alpha không nguyên \mathfrak{D}=(0;+\infty)

Hàm số lũy thừa liên tục trên tập xác định của nó.

Lưu ý: Theo định nghĩa, đẳng thức \sqrt[n]{x}=x^\frac{1}{n} chỉ xảy ra nếu x>0. Do đó hàm số  y=\sqrt[n]{x} không đồng nhất với hàm số y=x^\frac{1}{n}\ \ (n \in \mathbb{N^*})

Ví dụ 1:

Hàm số y=\sqrt[3]{x} xác định với \forall x \in \mathbb{R} trong khi hàm số y=x^\frac{1}{3} chỉ xác định \forall x>0

 

Đạo hàm của hàm số lũy thừa

     Hàm số lũy thừa y=x^\alpha\ \ (\alpha \in \mathbb{R}) có đạo hàm \forall x>0  và

(x^\alpha)'=\alpha.x^{\alpha-1}

 

     Nếu u=u(x) là hàm số có đạo hàm và u(x)>0 trên K thì hàm số y=u^\alpha(x) cũng có đạo hàm trên K và

\left ( u^\alpha(x) \right )'=\alpha u^{\alpha-1}(x).u'(x)

Ví dụ 2: Tính đạo hàm của hàm số y=(x^2+x+2)^\frac{1}{3}

Bài giải

x^2+x+2 >0 và có đạo hàm trên \mathbb{R} nên

y'=\frac{1}{3}.(x^2+x+2)'.(x^2+x+2)^\frac{-2}{3}

=\frac{1}{3}.(2x+1).(x^2+x+2)^\frac{-2}{3}

Mở rộng: Áp dụng định lí, ta có:

(\sqrt[n]{x})'=\frac{1}{n\sqrt[n]{x^{n-1}}} (\forall x>0 với n chẵn; \forall x \neq 0 với n lẻ)

     Nếu u=u(x) là hàm số có đạo hàm trên K và u(x)>0, \forall x \in K khi n chẵn hoặc u(x)\neq 0, \forall x \in K khi n lẻ thì hàm số y=\sqrt[n]{u(x)} cũng có đạo hàm trên K và

\left (\sqrt[n]{u(x)} \right )'=\frac{u'(x)}{n\sqrt[n]{u^{n-1}(x)}}

Ví dụ 3: Tính đạo hàm của hàm số y=\sqrt[3]{\sin{2x}}

Bài giải

y'=\frac{(\sin{2x})'}{3.\sqrt[3]{\sin^2{2x}}}=\frac{2\cos{2x}}{3.\sqrt[3]{\sin^2{2x}}}

 

Sự biến thiên và đồ thị của hàm số lũy thừa

     Xét hàm số lũy thừa y=x^\alpha với \alpha \neq 0 và với tập xác định là (0;+\infty). Từ công thức y'=(x^\alpha)'=\alpha.x^{\alpha-1}, ta suy ra hàm số y=x^\alpha đồng biến trên khoảng (0;+\infty) nếu \alpha>0 và nghịch biến trên khoảng (0;+\infty) nếu \alpha<0

Đồ thị của hàm số lũy thừa y=x^\alpha luôn đi qua điểm I(1;1) vì 1^\alpha=1, \forall \alpha

Đồ thị của các hàm số y=x^\alphay=x^\frac{1}{\alpha} đối xứng nhau qua đường thẳng y=x

Lưu ý:

     Khi khảo sát hàm số lũy thừa với số mũ cụ thể, ta phải xét hàm số đó trên toàn bộ tập xác định của nó.

 

Bài tập

  1. Tìm tập xác định của hàm số y=\left ( x^3-x^2 \right )^{-5}
  2. Tìm tập xác định của hàm số y=\left ( 3x-x^2 \right )^{-\frac{\pi}{2}}+(x-1)^{-3}
  3. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m\in (-50;50) để hàm số y=\left (x^2-2x-m-2 \right )^{\sqrt{2}} xác định \forall x \in \mathbb{R}
  4. Cho mệnh đề (x^2-2x+1)^\frac{1}{2}<(x^2-2x+1)^{-\frac{3}{2}}. Tìm các giá trị của x?
Người đóng góp
Comments to: Bài 2: Hàm số lũy thừa