Tiệm cận đứng

Định nghĩa

Đường thẳng x=x_{0} được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y=f(x) nếu ít nhất một trong 4 điều kiện \lim_{x\rightarrow x_{0}^{\pm}}y=\pm\infty được thỏa mãn, cụ thể:

\lim_{x\rightarrow x_{0}^{+}}=-\infty

\lim_{x\rightarrow x_{0}^{-}}=+\infty

 

\lim_{x\rightarrow x_{0}^{-}}=-\infty

\lim_{x\rightarrow x_{0}^{+}}=+\infty

Như vậy, điều kiện cần để hàm phân thức y=f(x)=\frac{g(x)}{h(x)} nhận đường thẳng x=x_{0} làm tiệm cận đứng là x_{0}là nghiệm của phương trình h(x)=0

Chú ý: tiệm cận đứng của đồ thị hàm số sẽ không cắt đồ thị hàm số

Phương pháp tìm tiệm cận đứng

Để tìm tiệm cận đứng của đồ thị hàm số, ta cần tính giới hạn một bên của x_{0}, với x_{0}

thường là điều kiện biên của hàm số (hay tại x_{0} thì hàm số không xác định).

Ví dụ 1: Tìm tiệm cận đứng của hàm số f(x)=\frac{3x-5}{4x-8}

Bài giải

Tập xác định \mathfrak{D}=\mathbb{R}\setminus \{2\}

Ta có:

\lim_{x\rightarrow 2^{+}}f(x)=\lim_{x\rightarrow 2^{+}}\frac{3x-5}{4x-8}=+\infty

do:

limx2+(3x5)=1>0limx2+(4x8)=0x2+4x8>0

Vậy đường thẳng x=2 là tiệm cận của hàm số

Tiệm cận ngang

Định nghĩa

Đường thẳng y=y_{0} được gọi là tiệm cận ngang của hàm số y=f(x) nếu ít nhất 1 trong 2 điều kiện \lim_{x\rightarrow \pm\infty}y=y_{0}\in \mathbb{R} được thỏa mãn, cụ thể:

\lim_{x\rightarrow +\infty}{y}=y_{0}

\lim_{x\rightarrow -\infty}y=y_{0}

Vi dụ 2: Đồ thị hàm số y=\frac{2x-1}{x+2} có một đường tiệm cận ngang là y=2

Mỗi đồ thị hàm số có thể không có, có một hoặc có hai tiệm cận ngang.

Chú ý: Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số vẫn có thể cắt đồ thị hàm số , chẳng hạn hàm số f(x)=\frac{x+1}{\sqrt{x^{2}+1}}

Phương pháp tìm tiệm cận ngang

Cho đồ thị hàm số phân thức y=\frac{f(x)}{g(x)}, f(x) bậc n có hệ số bậc cao nhất là a_{n}g(x) bậc m có hệ số bậc cao nhất là b_{m}. Khi đó, nếu:

  • n<m\Rightarrow \lim_{x\rightarrow \pm\infty}y=0\Rightarrow tiệm cận ngang là đường thẳng y=0
  • n=m\Rightarrow \lim_{x\rightarrow \pm\infty}y=\frac{a_{n}}{b_{m}}\Rightarrow tiệm cận là đường thẳng y=\frac{a_{n}}{b_{m}}
  • n>m\Rightarrow \lim_{x\rightarrow \pm\infty}y=\pm \infty \Rightarrow không có tiệm cận ngang

Ví dụ 3: Tìm tiệm cận ngang của hàm số y=\frac{x^{2}+x+2}{5-3x-2x^{2}}

Bài giải

Tập xác định: \mathfrak{D}=(-\infty;-\frac{5}{2})\cup (-\frac{5}{2};1)\cup (1;+\infty)

\lim_{x\rightarrow +\infty}y\\ =\lim_{x\rightarrow +\infty}\frac{x^{2}+x+2}{5-3x-2x^{2}}\\ =\lim_{x\rightarrow +\infty}\frac{x^{2}(1+\frac{1}{x}+\frac{2}{x^{2}})}{x^{2}(\frac{5}{x^{2}}-\frac{3}{x}-2)}\\ =\lim_{x\rightarrow +\infty}\frac{1+\frac{1}{x}+\frac{2}{x^{2}}}{\frac{5}{x^{2}}-\frac{3}{x}-2}\\ =\frac{1+0+0}{0+0-2}\\ =-\frac{1}{2}

Vậy TCN của hàm số là đường thẳng y=-\frac{1}{2}

Ví dụ 4: Cho hàm số y=\frac{x-1}{x+2} có đồ thị (C). Xét tam giác đều ABI với A, B \in (C) và I là giao điểm hai tiệm cận của (C), độ dài đoạn AB là (THPTQG-2018-Mã đề 101, câu 45):

\\A.\sqrt{6}\\ B. 2\sqrt{3}\\ C. 2\\ D. 2\sqrt{2}

Bài giải

Kẻ IH \bot AB

Nhận thấy IH// đường phân giác (II), (IV) nên AB\botđường phân giác (II), (IV)

\Rightarrow\ (AB): y=x+m

\vec{AB}=(x_{A}-x_{B};y_{A}-y_{B})=(x_{A}-x_{B};x_{A}-x_{B})

\Rightarrow AB=\(x_{A}-x_{B})\sqrt{2}

Phương trình hoành độ giao điểm của (C) và (AB) là:

\frac{x-1}{x+2}=x+m\\ \Leftrightarrow x^{2}+(m+1)x+2m+1=0(*)

(*) có hai nghiệm phân biệt

\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 1\neq0\\ \Delta =m^{2}-6m-3>0 \end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow \begin{bmatrix} m>3+2\sqrt{3}\\ m<3-2\sqrt{3} \end{matrix}

Theo Viet, ta có:

\left\{\begin{matrix} S=x_{A}+x_{B}=-m-1\\ P=x_{A}x_{B}=2m-1 \end{matrix}\right.

Mặt khác, tam giác ABI đều nên IH=\frac{\sqrt{3}}{2}AB

mà IH=d[I,AB]

\Rightarrow d[I,AB]=\frac{\sqrt{3}}{2}AB

\Leftrightarrow \frac{|m-3|}{\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{3}}{2}(x_{A}-x_{B})\sqrt{2}

\Leftrightarrow |m-3|=\sqrt{3}\sqrt{S^{2}-4P}=\sqrt{3(m^{2}-6m-3)}

\Leftrightarrow m^{2}-6m=9

\Rightarrow AB=\sqrt{2(m^{2}-6m-3)}=\sqrt{2(9-3)}=2\sqrt{3}

=> Chọn C

 

Bài tập

 

  1. Cho hàm số y=f(x) có bảng biến thiên bên dưới. Tìm tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y=f(x)
  2. Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y=\frac{3x-1-\sqrt{x+3}}{x^2+2x-3}
  3. Cho hàm số y=f(x) có đồ thị như hình vẽ dưới đây, tìm số tiệm cận của hàm số y=\frac{(x^2-4)(x^2+2x)}{f^2(x)+2f(x)-3}
  4. Cho hàm số \frac{ax+4}{bx-1}. Tìm a+b để đồ thị hàm số có x=1 là tiệm cận đứng và y=2  là tiệm cận ngang.
  5. Tìm m để đồ thị hàm số y=\frac{x+1}{x^2-2mx+4} có đúng ba đường tiệm cận
  6. Tìm m để đồ thị y=\frac{2mx+\sqrt{x^2-x+5}}{3x-1} có tiệm cận ngang là y=3
  7. Cho hàm số y=\frac{x+2}{x-2} có đồ thị (C). Tìm M\in (C) sao cho tổng khoảng cách từ M đến hai tiệm cận là nhỏ nhất
  8. Cho hàm số y=\frac{2x-3}{x-2}có đồ thì (C). Gọi d là khoảng cách từ giao điểm của hai tiệm cận của (C) đến một tiếp tuyến bất kì của (C). Giá trị lớn nhất của d là bao nhiêu

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 4: Đường tiệm cận của đồ thị hàm số