Tìm hiểu chung

Tác giả: Hồ Chí Minh

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Trên con đường chuyển lao từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây.

Xuất xứ

Là bài thơ thứ 97 trong số 314 bài thơ của tập “Nhật kí trong tù”.

Chủ đề

Phản ánh hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng chừng yên ấm, tốt lành thời Tưởng Giới Thạch.

Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Bố cục: gồm 2 phần

  • Phần 1 (3 câu thơ đầu): hiện thực thối nát trong bộ máy quan lại ở Lai Tân.
  • Phần 2 (câu thơ 4): thái độ châm biếm, mỉa mai của tác giả.

Hướng dẫn học bài

Câu 1

  • Bộ máy quan lại của Lai Tân hoàn tàn không làm đúng chức năng của người đại diện cho pháp luật:
  • Ban trưởng nhà giam – người có trách nhiệm giám ngục, coi quản phạm nhân – lại ngày ngày đánh bạc, chìm trong cờ bạc.
  • Cảnh trưởng – một cảnh sát trưởng đứng đầu – lại tham lam kiếm ăn quanh, tàn nhẫn trấn lột, cướp sạch tiền bạc của phạm nhân cho vào túi riêng.
  • Huyện trưởng – chức quan cao nhất, đứng đầu cả một huyện – tưởng chừng đang “chong đèn” thức khuya xử lí công việc nhưng thật chất là đang “đốt đèn bàn hút thuốc phiện”.

=> Chức quan càng cao thì lại càng thờ ơ, càng dính vào nững tệ nạn nguy hiểm, đúng như ông bà ta thường nói “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

=> Quan lại ở Lai Tân đều vô trách nhiệm, bỏ bê chức trách, ngày ngày chìm trong bài bạc, nghiện ngập.

Câu 2

  • Ba chữ “vẫn thái bình” tạo sự đối lập rõ ràng với thái độ bê bối của quan lại trong ba câu trên.
  • “Vẫn thái bình”, nghe qua thì cứ tưởng Lai Tân vẫn yên ổn, bình an, nhưng với một bộ máy cai trị địa phương thối nát như trên thì làm sao có thể “vẫn thái bình” cho được, không “gà bay chó sủa” đã là may mắn lắm rồi => Cách châm biếm không “đao to búa lớn” nhưng vô cùng thâm thúy, thấm thía của tác giả.
  • Với giọng điệu dửng dưng, bâng quơ, từ ngữ tinh tế, nhẹ nhàng nhà thơ đã bộc lộ sự châm biếm, mỉa mai sâu sắc với quan lại Lai Tân. 

Câu 3

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, niêm luật chặt chẽ.
  • Dùng ba câu thơ để phản ánh thực trạng thối nát của quan lại Lai Tân và một câu để châm biếm => Lời buộc tội gay gắt được thể hiện một cách nhẹ nhàng, bâng quơ => Càng làm tăng thêm sự phẫn nộ của người đọc.
  • Bút pháp châm biếm “mát nước thổi cỏ” độc đáo nhưng có tính đả kích mạnh mẽ. Bút pháp liệt kê nhấn mạnh sự thối nát chồng chất trong bộ máy cầm quyền lúc bấy giờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Lai tân (Đọc thêm)