Tìm hiểu chung

Tác giả Thân Nhân Trung

  • Tự là Hầu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng.
  • Là một danh sĩ Việt Nam. 
  • Ông đỗ tiễn sĩ năm 1969, là người nổi tiếng về lĩnh vực văn chương và được Lê Thánh Tông rất tin dùng.
  • Ông giữ chức phó đô nguyên súy Tao đàn nhị thập bát Tú.

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

  • Tác phẩm được trích từ Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba được viết vào năm 1484.
  • Nhằm mục đích phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi, triều Lê đặt ra lệ xướng dan, yết bản, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.

Đọc – hiểu văn bản

Vai trò, tầm quan trọng của người hiền

Hiền tài đóng vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định sự sống còn và phát triển của quốc gia:

  • Hiền tài giỏi thì thế nước mạnh, lên cao. Hiền tài giỏi sẽ giúp đất nước phát triển, giúp đời sống nhân dân ấm no và hạnh phúc.
  • Ngược lại, nguyên khí suy thì thế nước yếu.

Những chính sách khuyến khích người tài

  • Các đấng thánh đế minh vương lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ làm gốc.
  • Đối đãi với kẻ sĩ hậu hĩnh: mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật, nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ.

Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ 

  • Kẻ ác lấy đó làm răn,
  • Người thiện theo đó mà gắng
  • Dẫn việc dĩ vãng, chi lối tương lai.
  • Rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu.
  • Củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

Việc khắc bia tiến sĩ mang lại nhiều lợi ích khác nhau: răn đe con người ta khi làm việc xấu; là động lực cho người tài cố gắng phấn đấu; là kim chỉ nam soi đường; lưu danh tiếng cho sĩ phu và củng cố lại vận mệnh đất nước.

Người đóng góp
Nếu thích bài viết của Trần Nguyễn Nam Phương, hãy theo dõi trên
Comments to: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia