Tìm hiểu chung

Tác giả

Tác giả nguyên tác chữ Hán Đặng Trần Côn

  • Chưa rõ năm sinh, năm mất. 
  • Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
  • Quê quán: ông là làng Nhân Mục (làng Mọc). Nay thuộc phường Nhân Chính, huyện Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 
  • Sự nghiệp sáng tác: Ngoài Chinh phụ ngâm, ông còn làm một số bài thơ và bài phú chữ Hán về cảnh thiên nhiên, nay chỉ còn lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, Trương Hàn tư thuần lô,…
  • Sáng tác của ông chủ yếu đi sâu vào tình cảm, lòng trắc ẩn, nỗi lòng thầm kín của người phụ nữ.

Dịch giả Đoàn Thị Điểm

  • Hiệu là Hồng Hà nữ sĩ. 
  • Bà là nữ sĩ thời Lê trung hưng.
  • Bà nổi tiếng thông minh từ nhỏ và lập gia đình khá trẻ. 
  • Quê quán: làng Giai Phạm, huyện Vân Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). 
  • Sự nghiệp sáng tác: Ngoài Chinh phụ ngâm, bà sáng tác tập truyện chữ Hán Truyền kì tân phả

Dịch giả Phan Huy Ích

  • Ông sinh năm 1750, mất năm 1822.
  • Tự là Dụ Am. 
  • Quê quán: làng Thu Hoạch huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh).
  • Ông đỗ tiến sĩ vào năm 26 tuổi. 
  • Sự nghiệp sáng tác: ngoài Chinh phụ ngâm, ông sáng tác Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục,…

Tác phẩm 

Tác phẩm Chinh phụ ngâm

  • Tác phẩm dài 476 câu, làm theo thể thơ trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau).
  • Bản dịch chữ Nôm gồm 408 câu thơ, làm theo thể song thất lục bát. 

Hoàn cảnh sáng tác

Đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh thành Thăng Long. Triều đình phải cất quân đi đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh nên đã viết nên Chinh phụ ngâm. 

Giá trị tác phẩm

  • Nói lên sự căm ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa từ hai phía:
    • Người chinh phu: chiến tranh mang bộ mặt chết chóc, tàn lụi. Nó có thể cướp đi sinh mạng của mình và những người xung quanh mình bất kì lúc nào.
    • Người chinh phụ: là yếu tố khiến vợ chồng xa cách nhau, không có bất kỳ tin tức, hồi âm.

⇒ Ta có thể thấy được đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với đời sống nhân dân.

  • Thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu lứa đôi. Đây là đề tài ít được nhắc đến trong văn chương thời trước.

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

  • Vị trí đoạn trích: từ câu 193 đến câu 220.
  • Nội dung:
    • Đoạn trích viết về tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian người chồng đi đánh trận không có tin tức, không rõ ngày về. 
    • Phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phi nghĩa của nhân dân.
    • Đề cao quyền được sống, đặc biệt là quyền được hạnh phúc của người phụ nữ.

Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: 16 câu thơ đầu → Nỗi cô đơn, tâm trạng buồn tủi của người chinh phụ.
  • Phần 2: 8 câu thơ đầu → Nỗi nhớ thương người chồng ở nơi phương xa.

Đọc – hiểu văn bản

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa đủ thác đòi phen

  • Hành động: dạo, thầm gieo từng bước. 
  • Ngồi: rủ thác đòi phen.
    • rủ: buông xuống.
    • thác: cuốn lên.

→ Buông xuống và cuốn lên nhiều lần.

→ Những hành động của người chinh phụ gợi lên sự cô đơn trống trải đến vô cùng:

  • Ngày trước, đôi phu thê cùng nhau sánh đôi nhưng nay chỉ còn mình người chinh phụ dạo dưới mái hiên nhà.
  • Trong sự cô đơn, chán chường ấy, nàng buông rèm và kéo lên nhiều lần như để mong ngóng tin tức về người chồng của mình. Nhưng tiếc thay là vẫn không có bất kì hồi đáp nào.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng? 

Đèn có biết dường rằng chẳng biết

  • Không gian:
    • Ngoài rèm: vắng tiếng chim thước → Vắng tin vui. 
    • Trong rèm
      • Câu nghi vấn: dường đã có đèn biết chăng? → Chiếc đèn là người bạn tâm giao hay chỉ là một vật vô tri, vô giác?
      • Câu trả lời: đèn không biết, vô tâm, chỉ đóng vai trò là một vật vô tri, vô giác. 

→ Không gian tĩnh lặng không giúp người chinh phụ vơi đi nỗi buồn mà lại càng khiến nàng trở nên buồn bã thêm. Nàng tìm đến ngọn đèn như một người bạn tri âm, tri kỉ để bày tỏ nỗi lòng của mình. Đáp lại tấm chân tình của nàng là sự vô tâm của ngọn đèn, bởi lẽ, nó chỉ là một vật vô tri, vô giác mà thôi.

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu chẳng nói nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương?

  • Từ ngữ: bi thiết, buồn rầu

→ Tâm trạng trực tiếp của người chinh phụ: Chính vì không thể biết dược tin tức của chồng nơi chiến trường nên nàng trở nên lo sợ hơn bao giờ hết. Nàng như chết dần chết mòn trong nỗi bi thiết của lòng mình, nỗi bi thiết đến từ sự trông ngóng, chờ mong của người chinh phụ. 

  • Hoa đèn:
    • Là đầu bấc đèn dầu đã cháy thành than nhưng lại được ngọn lửa nung đỏ lên trông như hoa.sự hao mòn về vật chất.
    • Hình ảnh so sánh → Nàng tự ví mình như kiếp hoa đèn mỏng manh trước gió và có thể bị dập tắt bất kỳ lúc nào.

Liên hệ mở rộng: Câu ca dao Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt? → Tình yêu, nỗi nhớ nhung của người chinh phụ vẫn luôn thường trực ở đó, vẫn ngự trị trong trái tim của người chinh phụ.

  • Bóng người
    • Bóng người chinh phu: là chồng nàng, là đã, đang và sẽ gắn bó với nàng suốt cả cuộc đời.
    • Bóng người chinh phụ.
  • Khá thương: thể hiện niềm thương cảm của người chinh phụ dành cho người chồng của mình.

Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bông bốn bên

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

  • Eo óc: tiếng gáy từ xa vang vọng đến
  • Sương năm trống: trọn cả năm canh

→ Người chinh phụ lắng nghe trọn cả năm canh với nỗi sầu của mình.

  • Phất phơ: di chuyển chậm rãi như làn gió. 
  • Rủ bóng bốn bên: ủ rũ, buồn bã.

→ Gợi một cảm giác ủ rũ, chán chường. 

  • Khắc giờ đằng đẵng: thời gian dài, không có điểm dừng. 
  • Niên: năm

→ Gợi lên thời gian trôi qua rất chậm chạp: một khắc giờ dài như một năm.

  • Mối sầu dằng dặc: gợi một khoảng không gian vô cùng, vô tận. 

⇒ Gợi lên tâm trạng buồn tủi càng nhiều, không thể vơi đi được. Tâm trạng của nàng bao trùm lên cảnh vật, khiến cảnh vật trở nên buồn bã hơn. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được sự chán chường, ủ rũ, cô đơn, hiu quạnh của người chinh phụ. Đối với nàng, thời gian như dài ra, trôi qua một cách chậm chạp và không có điểm dừng. Một mình nhỏ bé trong khoảng không gian vô cùng lại khiến cho người chinh phụ trở nên cô đơn. Nỗi buồn khổ ấy đã lên đến tột cùng nên mọi hành động của người chinh phụ trở nên gượng gạo hơn bao giờ hết.

Liên hệ mở rộng: 

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

(Nguyễn Du)

 

Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gương gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng

  • Hành động:
    • Đốt hương
    • Mê mải: tập trung cao độ. 

→ Nàng đốt hương để lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Nhưng hương thơm của nhang không đủ làm cho người chinh phụ vơi đi nỗi buồn mà lại cuốn tâm trí nàng vào bờ vực cô đơn. 

    • Soi gương: tự nhìn lại chính mình.
    • Lệ lại châu chan: nàng khóc khi tự đối diện với chính mình. Nàng khóc làm nhòe đi thêm mặt mình trên gương. 

→ Soi gương, nàng đối diện với chính bản thân mình lại làm người chinh phụ càng buồn bã hơn trước vẻ tiều tụy của mình. 

    • Gảy đàn: sợ dây uyên đứt, đàn chùng dây. 

→ Dấu hiệu cho những điều không may mắn cho những đôi sống xa nhau. 

  • Điệp ngữ gượng: nhấn mạnh sự cố gắng gượng một cách không thoải mái. 

→ Hành động chán chường khiến người chinh phụ càng tăng thêm nỗi buồn.

⇒ Tất cả như dồn nén lại, người chinh phụ không thể giải tỏa nôi lòng của mình. Nàng càng cố gượng, nỗi lòng của nàng ngày chất chứa ngày một nhiều hơn.

 

Lòng này gửi gió đông có tiện

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. 

  • Gió đông: gió mùa xuân.
  • Non Yên: núi Yên Nhiên. → nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi.
  • Nghìn vàng: lòng thương nhớ của nàng quý giá như nghìn vàng.

→ Mong muốn của người chinh phụ mượn gió xuân gửi đến người chinh phu nơi biên ải xã xôi tấm lòng của mình. Cho dù xa cách nhưng tấm lòng của nàng dành cho chồng vẫn luôn nguyên vẹn, không thay đổi dù cho có bất kì chuyện gì xảy ra.

  • Hình ảnh non Yên, trời thăm thẳm:
    • Hình ảnh ước lệ tạo nên khoảng cách, không gian xa cách giữa hai người. 
    • Gợi lên nỗi nhớ đau đáu của người chinh phụ.

⇒ Nỗi nhớ của nàng chưa bao giờ vơi đi mà còn tăng dần theo năm tháng. Và cuối cùng, chúng hóa thành nỗi đau đớn, tuyệt vọng làm tổn thương trái tim nhỏ bé, mong manh của nàng.

Giá trị hiện thực

  • Phản ánh chế độ phong kiến mục nát. Vì sự tranh quyền, đoạt lợi mà triều đình đã đẩy nhân dân vào cảnh đói khổ, lầm than. Chính những tham vọng quyền lực của các tập đoàn phong kiến đã dẫn đến khói lửa, binh đao, tạo nên một cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra những đau đớn, mất mát to lớn cho nhân dân: không còn cuộc sống hòa bình, ấm no, những người trai trẻ phải ra trận, để lại mẹ già, vợ và con thơ,…
  • Số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Họ là những nạn nhân chịu nhiều đau thương, khổ cực nhất mà lại không có bất kì một tiếng nói nào để bảo vệ quyền lợi cho mình. 
  • Khát khao được sống và có quyền được hưởng hạnh phúc trọn vẹn của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

Trời xanh thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

  • Từ láy thăm thẳm: sự mong nhớ triền miên, tha thiết của người chinh phụ. Nó còn ẩn chứa sự lo lắng, tuyệt vọng khi không nhận được tin tức về người chồng thương yêu của mình.
  • Sương đượm, mưa phun: tiếng động của cảnh vật cũng như là tiếng lòng nàng.

→ Nàng chia sẻ nỗi buồn của mình với cảnh vật xung quanh. Những tiếng động của cảnh vật như đang thay nàng nói hộ lòng mình: cõi lòng nàng đỡ trở nên giá băng, đã vỡ nát.

⇒ Người phụ nữ sống giày vò trong nỗi nhớ nhung, lo lắng, day dứt. Qua đó, ta cũng thấy được khao khát được hạnh phúc của nàng nói riêng và của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. 

Tổng kết

Nghệ thuật

  • Bút pháp miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật. 
  • Bút pháp tả cảnh ngụ tình. 
  • Thể thơ song thất lục bát với âm điệu triền miên, buồn thương, da diết. 

Nội dung

Đoạn trích là tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ. Nàng từ tâm trạng nhớ nhung nhìn ra cảnh vật, rồi từ cảnh vật lại thu về cõi lòng mình. Tất cả gợi ra nỗi nhớ triền miên, dai dẳng ngày một tăng. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Nếu thích bài viết của Trần Nguyễn Nam Phương, hãy theo dõi trên
Comments to: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ