Tìm hiểu chung

Tác giả

Sinh năm 1765, mất năm 1820.

Cuộc đời

Một cuộc đời thăng trầm, nhưng chính những điều này đã giúp Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng để làm nên một đỉnh cao văn học. Đó chính là Truyện Kiều

  • Gia đình có nhiều người làm quan. 
  • Quê hương:
    • Sinh ra ở Thăng Long
    • Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh, quê vợ ở Thái Bình. 
  • Thời đại:
    • Chiến tranh liên miên.
    • Cuộc sống xã hội điêu đứng.
    • Thân phận con người thê thảm. 

Sự nghiệp văn học

Các sáng tác chính
  • Sáng tác chữ Hán:
    • Thanh Hiên thi tập
    • Nam trung tạp ngâm
    • Bắc hành tạp lục
  • Sáng tác chữ Nôm
    • Truyện Kiều
    • Văn chiêu hồn
Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du:
  • Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh.
  • Đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên trần thế

Tác phẩm

Vị trí đoạn trích

Từ câu 1229 đến câu 1248 trong tác phẩm Truyện Kiều.

Hoàn cảnh

Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kỉ nữ của Tú Bà. Nhưng trớ trêu thay, cuối cùng nàng lại rơi vào bẫy và phải ra tiếp khách.

Đọc – hiểu văn bản

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh

Bức tranh sinh hoạt đầy nhơ nhớp ở chốn lầu xanh:

  • biết bao: rất nhiều, không đếm được.
  • bướm lả ong lơi:
    • bướm ong: những người hiếu sắc.
    • lả lơi: sự suông sã, đùa cợt của khách làng chơi.
  • suốt đêm, sớm đưa, tối tìm: vòng tuần hoàn khép kín → Thúy Kiều phải tiếp khách làng chơi triền miên, không ngơi nghỉ. 
  • lá gió cành chim: cụm từ này có liên hệ với hai câu cổ thi, chỉ cảnh người kĩ nữ tiếp khách bốn phương:

Chi nghênh nam bắc điểu

Diệp tống vãng lai phong

  • Tống Ngọc: chỉ khách chơi phong lưu
  • Trường Khanh: chỉ người ăn chơi phong lưu

⇒ Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét bức tranh sinh hoạt ở chốn lầu xanh. Tưởng như đó là một nơi thanh tao nhưng hằng ngày, Thúy Kiều phải tiếp đủ loại khách làng chơi. Nàng ý thức được nhâm phẩm của mình đang bị chà đạp nhưng lại không thể làm gì để vượt qua điều và thoát khỏi điều đó được.

⇒ Nguyễn Du rất trân trọng, cảm thông với Thúy Kiều. Ông không tránh né việc miêu tả số phận thực tế nhưng vẫn giữ được tấm lòng cao đẹp của nàng. Việc miêu tả số phận thực thế của nàng không hạ thấp đi giá trị mà còn tôn vinh chân dung tâm hồn của Thúy Kiều.

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa

  • Trong mỗi cuộc vui, nàng luôn dùng rượu để quên đi nỗi ô nhục của mình, nhưng càng uống, nàng lại càng tỉnh. Bao nhiêu nỗi ê chề, nhục nhã dường như quay lại và cuốn lấy tâm trí nàng.
  • Nhận ra sự tàn phai về thể xác, tâm hồn ở chốn lầu xanh.
  • Sự cô đơn, lẻ loi của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh không ai nâng đỡ.
  • Thương mình:
    • Trước kia, Thúy Kiều thương và cảm thông với Đạm Tiên mà khóc lên.
    • Bây giờ, khi đang trải qua hoàn cảnh trước kia của Đạm Tiên, nàng chỉ biết khóc thương cho số phận bèo bọt của mình.
    • Thể hiện sự cô độc tuyệt đối, ý thức về nhân phẩm của Thúy Kiều.

Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

  • Một cô gái Nho gia đài các nay tan tác chỉ còn như hoa giữa đường.
  • Đối lập Khi sao – Giờ sao: tạo nên cảm giác đột ngột thay đổi thời gian.
  • Đối lập phong gấm – tan tác: quá khứ bình yên và thực tại phũ phàng.

⇒ Những điều này như càng làm Kiều đau đớn hơn bao giờ hết. Nàng tìm về quá khứ để trốn tránh thực tại. Nhưng càng cố gắng quên đi thì thực tại phũ phàng lại ùa về, bao trùm lên cả quá khứ tươi đẹp. 

  • bướm chán ong chường, dày gió dạn sương: cách nói sáng tạo của Nguyễn Du nhằm nhấn mạnh sự vùi dập mà Thúy Kiều đã phải trải qua.

Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì

Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu

  • mưa Sở mây Tần: chỉ quan hệ thể xác.
  • nào biết có xuân là gì: không vui thú gì.
  • gió tựa vai kề: 
    • gióhoa chỉ nam nữ.
    • tựa và kể chỉ sự lả lơi của khách làng chơi và kĩ nữ khi ngồi bên nhau.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

  • Đây là đỉnh điểm của đoạn trích vì nó đã lột tả được nội tâm của nhân vật và lan tỏa ra cảnh vật xung quanh.
  • Nỗi buồn của Thúy Kiều ngày một tăng thêm. Đến một lúc nào đó, nỗi buồn ấy sẽ vỡ òa, bao trùm lên cả không gian và cảnh vật xung quanh. Mọi vật qua cái nhìn của nàng đều trở nên nhuốm màu buồn, tang tóc.

⇒ Từ một trường hợp cụ thể, Nguyễn Du đã khái quát tâm trạng, trở thành chân lý của mọi thời đại.

Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa

Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai?

  • Trong chốn lầu xanh có cầm- kì – thi – họa → sự che đậy khéo léo.

⇒ Dù có che đậy bằng những sự nho nhã, thanh tao thì cũng không thể nào giấu đi sự nhơ nhuốc, bẩn thỉu của chốn lầu xanh buôn người bán thịt.

  • vui gượng: vui một cách giả tạo

⇒ Trong Thúy Kiều bây giờ là một tâm hồn đầy đau đớn nhưng bên ngoài vẫn gượng gạo vui vẻ một cách giả tạo.

⇒ Thúy Kiều mong rằng mình có thể tìm được một người thấu hiểu và có thể chia sẻ lòng mình với họ. Bởi trong cái chốn lầu xanh này, đồng tiền là thứ tiên quyết, còn lại thì chỉ là mua vui qua đường. Cái còn ở lại với nàng chính là sự đau đớn về tâm hồn và thể xác.

Tổng kết

Nghệ thuật

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
  • Nghệ thuật đối xứng

Nội dung

  • Thúy Kiều thương xót thân phận và ý thức cao về nhân cách của mình.
  • Thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm vào tác phẩm.

 

 

Người đóng góp
Nếu thích bài viết của Trần Nguyễn Nam Phương, hãy theo dõi trên
Comments to: Nỗi thương mình