Tìm hiểu chung

Tác giả

Cuộc đời

  • Nguyễn Trãi xuất thân trong gia đình mà cả hai bên nội, ngoại đều yêu nước và giàu truyền thống văn hóa dân tộc
  • Các sự kiện chính trong đời ông:
  • Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO đã vinh danh ông là một trong những danh nhân văn hóa thế giới.

Sự nghiệp văn học

  • Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình.
  • Ông để lại một kho tàng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị
    • Quân trung từ mệnh tập
    • Ức Trai thi tập
    • Chí Linh sơn phú

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Sau khi quân Minh bị đuổi đánh khỏi đất nước, đầu năm 1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết nên tác phẩm Bình Ngô đại cáo. 

Ý nghĩa nhan đề

  • Cách hiểu 1:

Vì  vua Minh là người ở đất Ngô nên ta có thể hiểu rằng Bình Ngô đại cáo là bình định quân Minh xâm lược.

  • Cách hiểu 2:

Trước đây, vào thời Tam quốc, nước Ngô đã cai trị nước ta và sử dụng rất nhiều thủ đoạn tàn ác, hung bạo. Thế nên, khi nói đến giặc Ngô thì sẽ nghĩ ngay đến thứ giặc xâm lược tàn bạo và độc ác.

Đọc – hiểu văn bản

Luận đề chính nghĩa

Luận đề chính nghĩa

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

  • Khái niệm nhân nghĩa:
    • Theo quan niệm của đạo Nho, nhân nghĩa là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 
    • Theo quan niệm của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa chủ yếu là để yên dân, trừ bạo. Đây là quan niệm đầy mới mẻ: lấy dân làm gốc. Người đứng đầu một đất nước phải có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc của nhân dân.
  • Muốn yên dân trước hết phải lo trừ bạo
    • Là một tích xuất phát từ điển cố trong Kinh thư.
    • Phải tiêu diệt các thế lực gây tàn bạo mới có thể giữ yên được hòa bình, giữ được cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.

Định nghĩa vì quốc gia, dân tộc:

  • Cơ sở hình thành: thực tiễn lịch sử
    • Từ trước, đã lâu, đã chia, cũng khác: hiển nhiên, vốn có
  • Những yếu tố cơ bản:
    • Văn hiến truyền thống lâu đời: vốn xưng nền văn hiến đã lâu
    • Cương vực, lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
    • Phong tục tập quán: phong tục Bắc Nam cũng khác
    • Lịch sử và chế độ
      • Phương Bắc: Hán, Đường, Tống, Nguyên.
      • Phương Nam: Triệu, Đinh, Lý, Trần.
      • Mỗi bên xưng đế một phương: vua nước Nam chỉ xưng đế, không xưng vương theo cái cách nói khinh miệt của phương Bắc: nước Nam là nước chư hầu và phải phụ thuộc vào thiên triều của chúng.
    • Nhân tài, hào kiệt: Song hào kiệt thời nào cũng có

Định nghĩa hoàn chỉnh như một chân lí khách quan không thể phủ nhận. Nguyễn Trãi đã mạnh mẽ khẳng định sự tách biệt của hai quốc gia qua năm phương diện văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử và chế độ, nhân tài. Đây là một bước tiến rất lớn, thể hiện sự kiệt xuất và tư duy của một con người đi trước thời đại.

Mở rộng: So sánh Nam quốc sơn hà

  • Trong Nam quốc sơn hà, Lý Thường Kiệt nhấn mạnh hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền. Bình Ngô đại cáo là sự tiếp nối và phát huy.
  • So sánh Đại Việt và Trung Quốc trên các phương diện:
    • Triều đại
    • Hào kiệt
    • Lịch sử
    • Xưng đế một phương

Thể hiện được ý thức dân tộc mạnh mẽ.

  • Những chứng minh thuyết phục về sức mạnh, về kết quả tất yếu của nguyên lí nhân nghĩa: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã. Qua đó khẳng định cảm nhận hào hứng và niềm tự hào to lớn của tác giả. 

Đó là những chứng cứ không thể chối cãi, in hằn trong sử sách Đại Việt bao đời nay.

Đoạn mở đầu cho thấy Bình Ngô đại cáo là một học thuyết toàn diện và sâu sắc về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi, là kết tinh ý thức và lòng tự tôn dân tộc lớn lao.

Lòng căm thù thể hiện qua lời tố cáo tội ác

Vạch trần âm mưu xâm lược

  • Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu bịp bộp, phù Trần diệt Hồ và chỉ rõ âm mưu cướp nước của chúng

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa

  • Nhân, thừa cơ: cho thấy bộ mặt giả nhân giả nghĩa của quân Minh. Âm mưu ấy đã có từ lâu đời, có từ trong đầu óc của giặc phương Bắc xa xưa. Chúng lợi dụng việc Hồ Quý Ly lên ngôi không danh chính ngôn thuận, không được lòng dân để lấy được sự tin tưởng của nhân dân hòng thực hiện âm mưu thâm độc của mình.

Lý luận sắc bén, đanh thép và trực tiếp. 

Lên án chủ trương cai trị thâm độc

  • Nhận xét chung đây là một chủ trương cai trị tàn bạo, phi nhân đạo của giặc Minh
  • Hủy hoại cuộc sống bằng những hành động diệt chủng

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

  • Tàn phá kinh tế của nước ta:
    • Vơ vét tài nguyên, vật lực cạn kiệt:

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới giăng

Nhiễu nhân dân, bầy hưu đèn, nơi nơi cạm đặt

    • Con người bị đẩy đến đường chết. Chúng sử dụng con người như là một công cụ để khai thác tài nguyên, vơ vét sản vật, phục vụ cho lòng tham vô đáy của mình: 

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

    • Hủy hoại môi trường sống

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ

    • Đẩy cuộc sống của nhân dân vào cảnh khốn cùng. Cuộc sống yên ấm bấy lâu nay cũng bị phá vỡ:

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng

Những chi tiết vừa mang tính hiện thực, vừa mang ý nghĩa khái quát nhằm khắc họa tội ác muôn đời nguyền rủa của quân xâm lược.

Tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác

  • Nghệ thuật đối lập tình cảnh khốn cùng của nhân dân đối lập với hình ảnh kẻ thù xâm lược. Đó chính là lời kết tội kẻ thù, dồn lòng căm thù của nhân dân vào đối tượng đã gây ra biết bao nhiêu đớn đau cho dân tộc, giống nòi:

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán

Hình ảnh được xây dựng dựa trên cơ sở hiện thực để lột tả bộ mặt của kẻ thù tàn bạo, man rợ như bầy quỷ sứ

  • Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác chất chồng của quân Minh bằng những ngôn từ biểu cảm mang sắc thái cùng cực
    • Âm mưu: đủ muôn nghìn kế
    • Việc làm: dối trời lừa dân
    • Tội ác: bại nhân nghĩa nát cả đất trời
    • Nghệ thuật so sánh:
      • Trúc Nam Sơn: vô hạn.
      • Tội ác của giặc: vô hạn
      • Nước Đông Hải: vô cùng
      • Sự nhơ bẩn của kẻ thù: vô cùng.

Tác giả đã sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu cảm như trúc Nam Sơn, nước Đông Hải so sánh với vô cùng, vô hạn để diễn tả tội ác của quân giặc. Sự độc ác ấy đến cả trúc Đông Sơn cũng không thể ghi hết tội, nước Đông Hải cũng không thể rửa sạch tất cả tội ác của chúng đã gây ra cho những người con đất Việt, muôn đời tanh tưởi.

    • Câu hỏi tu từ kết thúc đầy ấn tượng. Đó là sự giận dữ trước chính sách cai trị tàn bạo của kẻ thù. Đồng thời đó cũng là sự đau xót cho sự thống khổ của nhân dân ta trong ngần ấy năm nhân dân ta phải chịu đựng.

Lẽ nào đời đất dung tha

Ai bảo thần dân chịu được? 

Tội ác giặc Minh trời không dung, đất không tha, dân oán hận ngàn trời. 

Những câu văn đầy tính hình tượng, nhịp điệu dồn dập đã cho thấy đoạn kết của bản cáo trạng là tâm trạng uất ức, phẫn nộ của Ức Trai trước thực cảnh kinh hoàng đang diễn ra trên mảnh đất quê hương, với nhân dân thân yêu. 

Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn

Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi

  • Lê Lợi là sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.
    • Con người bình thường thể hiện qua xuất thân Chốn hoang dã nương mình và cách xưng hô khiêm nhường (ta, tôi chứ không phải là trẫm sau này) 
    • Nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc (há đội trời chung, thề không cùng sống); hoài bão lí tưởng lớn (tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiền về đông) và quyết tâm thực hiện lí tưởng (đau lòng nhức óc, quên ăn vì giận, trằn trọc trong cơn mộng mị, băn khoăn nổi đồ hôi
  • Lê Lợi là người lãnh đạo lí tưởng
    • Ngay từ buổi ban đầu khởi nghĩa, ông cùng với nghĩa quân phải đối đầu muôn vàn khó khăn, gian khổ.
    • Thiếu nhân tài, binh lực
    • Nghệ thuật so sánh 

Tuấn kiệt như sao buổi sớm

Nhân tài như lá mùa thu

    • Thiếu lương thực

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần

Khi Khôi Huyện quân không một đội

    • Có ý chí, nghị lực phi thường: tấm lòng cứu nước, gắng chí khắc phục gian nan
    • Biết phát huy sức mạnh của nhân dân và được nhân dân tin tưởng

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

  • Lê Lợi được Nguyễn Trãi khắc họa như một hình tượng tâm trạng:
    • Vì tác giả chủ yếu làm nổi bật đời sống tâm lí của người anh hùng.
    • Được xây dựng dựa trên cảm hứng mang đậm sắc thái trữ tình, tạo nên những hồi tưởng với âm hướng vừa hào hùng, vừa bi thiết.

Hình tượng anh hùng Lê Lợi được kết tinh vẻ đẹp và sức mạnh của nhân dân Đại Việt. Qua hình tượng Lê Lợi, tác giả phần nào cho thấy tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Nghĩa quân Lam Sơn

  • Từ giai đoạn khó khăn sang giai đoạn phản công, thắng lợi là hai câu thơ mang tính chất bản lề:

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo

  • Nguyên lí nhân nghĩa được nhắc đến lần thứ hai đã tạo nên một mối liên kết chặt chẽ, thống nhất giữa các phần của bài cáo và làm cơ sở để triển khai quá trình phản công của nghĩa quân Lam Sơn.
  • Đoạn văn miêu tả chiến thắng thần tốc của nhân dân Đại Việt được xây dựng dựa trên cảm hứng anh hùng ca, được thể hiện qua:
  • Tác giả đã xây dựng nên những đối lập đầy ý nghĩa qua hai giai đoạn cuộc khởi nghĩa:
  Ta Địch
Giai đoạn phản công Chiến quả: Thừa thắng đuổi dài, Tây kinh quân ta lại chiếm,…

Khí thế: Trận Bồ Đằng chớp vang sấm giật, miền Trả Lân trúc chẻ tro bay,…

Chiến bại: Ninh Kiều máu chảy thành sông, Tuy Động thây chất đầy nội

Khí thế: Nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân

Giai đoạn tấn công Chiến lược: điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong,…

Lực lượng: sĩ tốn kén người hùng hổ, bề tôi chọn kẻ vuốt nanh,…

Khí thế: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn/ Voi uống nước, nước sông cũng cạn.

Chiến lược: động binh không ngừng, đem dầu chữa cháy

Lực lượng: thất thế, cụt đầu, đại bại tử vong,…

Khí thế: giặc quay mũi giáo đánh nhau, tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ,…

 

  • Những hình tượng phong phú, đa dạng được đo bằng sự to lớn, kì vĩ của thiên nhiên
    • Chiến thắng của ta sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông, trút sạch là khô, phá toang đê vỡ.
    • Sức mạnh của ta đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn.
    • Thất bại của địch máu chảy trôi chày, máu trôi đỏ nước, thây chất thành núi, thây chất đầy đường.
    • Khung cảnh chiến trường sắc phong vân phải đổi, ánh nhật nguyệt phải mờ.
  • Nghệ thuật sử dụng ngôn từ đặc sắc:
    • Động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập dữ dội;
    • Tính từ mang sắc thái cùng cực tạo thành hai mảng đối lập: thế chiến thắng của ta đối lập với đà thất bại của địch;
    • Câu văn khi dài, khi ngắn biến hóa linh hoạt trên nền một nhịp điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng.
    • Điệp cấu trúc + từ chỉ thời gian Ngày mười tám…/ Ngày hai mươi…/ Ngày hai lăm…/ Ngày hai tám… diễn tả những chiến thắng liên tiếp, hàng loạt và khí thế như vũ bão của ta.
  • Xen giữa bản anh hùng ca là hình ảnh tả thực về sự thất bại thảm hại, nhục nhã của giặc đã tôn thêm khí thế hào hùng và làm nổi bật tính chất chính nghĩa, nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa.

Sự hòa quyện của hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, ngôn từ của những câu văn trên đã tạo nên một bút pháp anh hùng ca có tác dụng miêu tả một cách chân thật về quá trình tổng phản công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Lời tuyên bố độc lập 

  • Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi trịnh trọng và vui mừng tuyên bố về nền độc lập của dân tộc đã được lập lại:

Xã tắc từ đây vừng bền,

Giang sơn từ đây đổi mới

Kiến khôn bĩ rồi lại thái,

Nhật nguyệt hối rồi lại minh.

Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

Ngàn thu vết nhục sạch làu.

  • Trong 6 câu, 2 câu nói tới sự vững bền và 4 câu nói về sự đổi mới:
    • Đổi mới là điều kiện, nguyên nhận tạo nên sự vững bền.
    • Đổi mới nhưng thực chất là phục hưng, là phát triển.
    • Sự bền vững được xây dựng dựa trên đã phục hưng dân tộc, mở ra viễn cảnh tươi sáng, huy hoàng hơn Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiều duy tân khắp chốn.
  • Có hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai là nhờ chiến công trong quá khứ Một cỗ nhung y chiến thắng, nên oanh liệt ngàn năm nhắc nhở mọi người càng tự hào quá khứ thì càng phải biết yêu hiện tại và vui mừng hướng tới tương lai.
  • Những dòng thơ được tạo nên từ cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai tươi sáng của đất nước và khắc họa niềm tin và quyết tâm kiến thiết của nhân dân Đại Việt.

Hai câu kết vừa khép lại một thời kì chiến đấu oanh liệt vừa mở ra một kỉ nguyên mới huy hoàng: xây dựng đất nước đẹp tươi và bền vững.

Người đóng góp
Nếu thích bài viết của Trần Nguyễn Nam Phương, hãy theo dõi trên
Comments to: Bình Ngô đại cáo