GIỚI THIỆU:

  Tác giả :

  – Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở làng Nhân Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho khí Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.

  – Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với những tác phẩm có phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác. Trước cách mạng Tháng Tám, NT là cây bút văn xuôi lãng mạn thời kỳ cuối. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây tiêu biểu cho nền văn học mới.

  – Từ 1948 – 1958, Ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn Nghệ Việt Nam.

  – Năm 1996, NT được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

  – Tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938). Vang bóng một thời (1939), Thiếu quê hương (1940), Tùy bút “Sông Đà” (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. (1972)

  Tác phẩm:

  – Xuất xứ – Hoàn cảnh sáng tác: “Người lái đò sông Đà”  trong tùy bút “Sông Đà” năm 1960, là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong  chuyến gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi năm 1958, không chỉ để thỏa mãn thú “xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm “chất vàng mười” của thiên nhiên và con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ, thơ mộng.             

PHÂN TÍCH:

  Hình tượng Sông Đà:

   Nguồn gốc:

  – Hai câu đề từ: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông !” và “Chúng thuỷ giai đông tẩu. Đà giang độc Bắc lưu.” đã khơi nguồn cảm hứng để ta tìm hiểu sông Đà.

  – Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc, dài gần 900 km  “lượn rồng rắn” qua vùng rừng núi bao la, có độ dốc rất lớn, 73 cái thác lớn nhỏ

  – Tên gọi rất thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang, Đà giang. 

  ⇒ Sông Đà được nhìn ở phương diện địa lý

    Tính cách:

  → NT coi sông Đà như một “cố nhân” chốc chốc diụ dàng đấy, rồi chốc chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.”

  • Sông Đà hung baọ ở những nơi có thác:

  – Đá:

  • Cảnh hai bên bờ sông: Đá “dựng thẳng đứng như xây vách thành
  • Lòng sông “đúng ngọ mới thấy ánh mặt trời”, có đoạn “ hẹp như cái yết hầu” Cách so sánh làm ta nghẹt thở.
  • Đámai phục hàng ngàn năm dưới lòng sông”, “nó đứng, nó ngồi, nó nằm tuỳ theo sở thích” sẵn sàng gây vạ cho bất cứ ai, khi có thuyền đến chúng “ nhổm cả dậy để đòi ăn cái cái thuyền
  • Nó còn bày ra ba trùng vi “ thạch trận, dày đặtcửa tử”, la liệt  “bong ke chìm” và “phaó đài đá nổi” với những ông tướng đá có bộ mặt “xanh lè dữ tợn” sẵn sàngbẽ gãy cán chèo” và “bắt chết” những chiếc thuyền.

  → Sông Đà như “kẻ thù số một của con người.

  TG dùng nhiều giác quan , sự nhân hoá, so sánh mới mẻ, tưởng tượng phong phú và kiến thức uyên bác để gợi sự hiểm trở, hung baọ nhưng cũng hùng vĩ của sông Đà

  – Nước: “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc

  • Hút nước xoáy tít đáy”, “kêu ặc ặc như rót dầu sôi vaò”, từng lôi tụt nhiều thuyền bè, dìm xuống lòng sông. Thật khủng khiếp và dữ dội. Muốn tránh, người cheò thuyền phải như người lái ô tô “sang số nhấn ga” qua ổ gà.
  • Thác nước: Tiếng thác nước luôn thay đổi : “ Nghe như là oan trách gì, như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, “ Thế rồi nó rống lên như tiếng hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa…”

  ⇒ NT sử dụng phép nhân hoá và so sánh tài hoa ( dùng lửa để tả nước, dùng cách lái xe để so sánh cách cheò thuyền) biến thác nước thành bầy thuỷ quái hung hăng, baọ ngược.

  – Sự phối hợp của gió, của sóng và của đá taọ nên sức mạnh uy hiếp con người: “… nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồn gió, gùn ghè suốt năm như lúc naò cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà naò tóm được qua đây.”

  ⇒ Câu văn ngắt nhịp ngắn, taọ được nhiều điệp từ, điệp cấu trúc, tăng nhịp gấp gáp như chuyển động của sóng và gió.

  • Sông Đà trữ tình ở những nơi không có thác:

  – Từ thác bờ về xuôi sông Đà hiền hoà, nước chảy êm đềm, nó dịu dàng như biết bao dòng sông khác.

  – Dáng hình:“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gaọ tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”

  ⇒ Câu văn vừa có đường nét, hình khối và màu sắc vừa có sự so sánh và cảm nhận như hát lên trong giọng điệu cho thấy dáng hình sông Đà mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng.

  – Màu nước: Thay đổi theo mùa, nhưng đẹp nhất là vaò mùa xuân và mùa thu: “Mùa xuân nước sông xanh màu ngọc bích….Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Chưa bao giờ tác giả thấy nước sông Đà màu đen như “ thực dân Pháp đã đè ngữa cổ con sông ta đổ mực đen vaò mà gọi bằng một tên Tây lếu laó, rồi cứ thế mà phết vaò bản đồ lai chữ

  ⇒ NT đứng trên lập trường dân tộc để hạ những dòng chữ thấm sâu tình đất nước.                          

  – Cảnh hai bên bờ sông: êm đềm, tĩnh lặng  mà sinh động, tràn đầy sức sống:

    •  “Cảnh ven sông lặng như tờ …Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”
    •  Mấy nương ngô “ nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, “ Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp.”
    • Những đàn hươu “thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”, “đàn cá dầm xanh quẫy vọt, bụng trắng như bạc rơi thoi”, là “chuồn chuồn, bươm bướm ở bờ bãi sông Đà” đem lại cho người đi rừng niềm vui như “thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm”

  ⇒ Bằng giọng văn cổ kính, đĩnh đạc , trang nghiêm mà hiện đaị, NT khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, mang dấu ấn văn hoá ngàn năm của dân tộc. TG còn đưa ta về với với những huyền thọai của con sông và mượn lời thơ của Tản Đà để đề thơ trên sông nước:  “Dải sông Đà bọt nước lênh bênh. / Bao nhiêu nghĩa bấy nhiêu tình.”

  • Đánh giá chung :

  – Hai đặc điểm hung baọ và trữ tình vừa tồn tại độc lập vừa kết hợp vaò nhau taọ nên đặc thù của dòng sông. Điều đó vừa phản ánh chân thực cảnh tượng của sông Đà vừa biến nó thành một nhânvật có cá tính, có tâm hồn. Bằng tài năng của một nghệ sĩ đích thức, bằng tình yêu sông núi Việt Nam, đến với NT, lần đầu tiên con sống của Tổ quốc bước vaò văn học với vẻ đẹp vừa dữ dội, hoang sơ vừa chứa chan thi vị.

  – NT muốn tạo một không gian vừa hung bạo vừa thơ mộng trữ tình  để người lao động xuất hiện trên cái nền không gian ấy. Người lái đò xuất hiện trong bối cảnh đầy thử thách.

  Hình tượng người lái đò:

    a) Ông lái đò có những tố chất đặc biệt của người lao động gắn bó với miền sông nước:

  – Hàng chục năm làm nghề chèo đò dọc, xuôi ngược trên sông Đà hàng trăm chuyến chở da trâu, xương hổ, chè, cánh kiến về xuôi, giữ tay lái độ sáu mươi lần.

  – Ngoại hình ông mang dấu ấn của nghề nghiệp:

  • Bước vào tuổi 70, đầu tóc bạc trắng nhưng thân hình rắn rỏi, nước da ánh lên “chất sừng, chất mun”
  • Trên ngực có một số củ nâu, vết tích trên chiến trường sông Đà, NT ngưỡng mộ gọi là những “Huân chương lao động siêu hạng”
  • Cánh tay rắn chắc, “dài lêu nghêu như cây saò” “Đôi chân lúc naò cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp một cuốn lái tưởng tượng”
  • “Nhỡn giới vòi vọi”, “giọng nói ào ào như thác nước”

  – Thích đương đầu với sóng to gió cả: Với ông, lái thuyền trên khúc sông không có thác “dễ dại tay, dại chân và buồn ngủ”

  – Giàu kinh nghiệm vượt thác nên ông rất tự tin:

  • Ông “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vaò lòng tất cả những luồng nước, của tất cả những con thác hiểm trở
  • Ông “nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá
  • Ông “thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở
  • Khi xuôi sông Đà “cứ đi đúng vaò chính giữa cái luồng tương đối dầm diụ”, khi ngược sông Đà “Người đứng mũi phải đứng bằng saò, lái đầu thuyền ra hướng sông.”

    b) Ông lái đò mang cốt cách tài hoa, nghệ sĩ thể hiện ở:

  • Bản lĩnh chiến đấu và tinh thần dũng cảmcủa một thuyền trưởng  dạn dày kinh nghiệm, tài ba, điêu luyện trong nghệ thuật vượt thác. Cảnh vượt thác của ông đã thể hiện rõ vẻ đẹp và cốt cách ấy

  – Trùng vi thứ nhất:

  • Ông lái đò như một viên tướng tả xông hữu đột qua bốn cửa tử, chỉ có một cửa sinh nằm “lập lờ phía bên tả ngạn” với ông tướng đá hung tợn canh giữ. Ông đò chỉ sơ xuất nhỏ cũng phải trả giá bằng tính mạng.
  • “Mặt nước hò la xông tới định bẽ gãy cán chèo “Thác nước thúc mạnh vào hông thuyền”, “như đô vật tóm lấy thắt lưng ông đò”, thác nước đã  đánh trúng đòn vaò chỗ hiểm “bóp chặ t lấy hạ  bộ đau điếng…mặ t meó  bệch đi” “Nhưng trên cái thuyền sáu tay cheò vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh taó của ông lái.”

  → Thể hiện sự bình tĩnh, tự tin.

  • Ông nén nỗi đau về thể xác điều khiển con thuyền thoát hiểm.

  – Trùng vi thứ hai:

  • Vô cùng hiểm trở, có nhiều cửa tử, cửa sinh nằm lệch bên hưũ ngạn để đánh lừa ông cheò đò. “Dòng nước hùm beo đang hồng hộc tế mạnh vaò sông đá.”
  • Ông lái đò có những động tác nhanh, mạnh, taó baọ nhưng chuẩn xác “ nắm chặt được cái bờm sóng” cho con thuyền “ phóng nhanh vaò cửa sinh”. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định “niú vaò tập đoàn cửa tử”, đứa thì “ông tránh mà rảo bơi chèo lên” đứa thì bị “ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.” 
  • Thằng tướng đá thất bại thảm hại “ tiu nghĩu cái mặt xanh lè thất vọng

  – Trùng vi thứ ba:

  • Bên phải, bên trái đều là “ luồng chết”. Thần sông còn bố trí “bọn đá hậu vệ” của con thác hòng “ bắt chết” cái thuyền. Ông lái đò mưu trí “ phóng thẳng con thuyền” chọc thủng “ trùng vây” rồi “ vút qua cổng đá cánh mở, cánh khép”. “ Chiếc thuyền như một mũi tên tre vút, vút xuyên nhanh qua hơi nước tự động lái được lượn được..”Thế là hết thác, sông nước lại thanh bình.

  ⇒ Cảnh vượt thác là một bài ca chiến trận haò hùng. Bằng trí tưởng tượng độc đaó, kiến thức uyên bác ở nhiều lĩnh vực, kho ngôn từ phong phú với những ẩn dụ, so sánh nhân hoá sáng taọ, cách dựng tình huống gay cấn, NT đã tô đậm chất tài hoa, nghệ sĩ và anh hùng của ông lái đò.

  • Những lúc ngừng cheò nghỉ ngơi:

  – Sau một ngày giao tranh dữ dội với thần Sông, thần Đá, ông lái đò cùng các bạn chèo nghỉ trong hang đá. Rất ung dung và thanh thản, ông lái đò vừa nướng ống cơm lam vừa kể chuyện về cá Dầm Xanh, cá Anh Vũ, không hề nhắc về chiến trận đã qua. Cuộc sống của họ ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì hồi hợp.

  ⇒ Tâm hồn phong phú, giản dị mà thanh cao.

    Phong cách nghệ thuật của NT qua thiên tuỳ bút:

  – Tài hoa:

  • Cách nhìn thiên nhiên trên phương diện thẩm mỹ : thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô giá.
  • Cách nhìn con người trên phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nhân vật trong tác phẩm NT dù là người lao động bình thường cũng là một người anh hùng và người nghệ sĩ điêu luyện trong nghề nghiệp của mình.

– Uyên bác:

  • Vận dụng kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực để miêu tả con sông Tây Bắc hùng vĩ và con người Tây Bắc tài hoa, dũng cảm.

  – Văn phong độc đáo:

  • Ngôn ngữ phong phú, chính xác, điêu luyện, giàu hình ảnh. Đặc biệt nhà văn có những so sánh, liên tưởng hết sức taó baọ bất ngờ vừa có giá trị taọ hình vừa rất gợi cảm. Câu văn xuôi đẹp, co duỗi, biến hóa tự nhiên. Thành công trong thể loại tuỳ bút.

TỔNG KẾT:

  – Nội dung: “Người lái đò sông Đà” là 1 áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đaqát nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động ở vùng Tây Bắc.

  – Nghệ thuật: Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ độc đáo, dựng tình huống gay cấn để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

Người đóng góp
Comments to: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân