GIỚI THIỆU :

Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2000) không chỉ là một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỷ XX mà còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lý luận văn hóa văn nghệ lớn. Ông có nhiều bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và các danh nhân văn hóa Việt Nam.

Xuất xứ – Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản này được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888), đăng trên “ Tạp chí văn học tháng 7 – 1963.”

PHÂN TÍCH:

Phần đầu: Tác giả khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn trong văn nghệ dân tộc

–  Mở đầu tác giả đưa ra nhận định, đánh giá khái quát về Nguyễn Đình Chiểu. Ông so sánh Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng, là nhà thơ lớn thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với Nguyễn Đình Chiểu.

– Tác giả nêu được luận điểm trung tâm ở phần mở bài là ta cần nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa về thơ văn và tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Nhất là thơ văn yêu nước và tác phẩm Lục Vân Tiên.

Phần thân:

a) Luận điếm 1:  Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước :

Luận cứ 1: Tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể về về con người Nguyễn Đình Chiểu :

  + Quê hương : sinh ra trên đất Đồng Nai hào phóng.

  + Thời cuộc: Triều đình nhà Nguyễn cam tâm bán nước, khắp nơi nổi dậy hưởng ứng chiếu Cần Vương.

  + Hoàn cảnh bệnh tật : bị mù hai mắt nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn là một chiến sĩ yêu nước dùng thơ văn ghi lại một thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc

⇒ Cuộc đời và họat động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng.

Luận cứ 2: Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện bằng quan điểm ”chở đạo – trừ gian ”, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu. Nguyễn Đình chiểu xem việc cầm bút viết văn là một thiên chức làm người, biết vì nghĩa lớn.

→ Nguyễn Đình Chiểu nêu cao địa vị, tác dụng của VHNT và sứ mệnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.                                          

⇒ Luận điểm Phạm Văn Đồng đưa ra có tính khái quát, luận cứ cụ thể, tiêu biểu, có sức cảm hóa. Nó giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sát vấn đề.

b) Luận điểm 2 :Thơ văn yêu nước của NĐC là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam bộ.

Luận cứ 1: Tác giả nêu hoàn cảnh lịch sử:

Nguyễn Tri Phương thua ở Sài Gòn, Tự Đức vội vã đầu hàng và năm 1862 cắt ba tỉnh miền Đông và 1867 cắt ba tỉnh miền Tây cho giặc. Mặc dù vậy, nhân dân Nam Bộ đã vùng lên làm cho kẻ thù khiếp sợ và khâm phục. Ông kể tên những lãnh tụ nghĩa quân đã hy sinh : Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực….. và dẫn một bài hịch phổ biến lúc bấy giờ. Ông còn bộc lộ cảm xúc của mình :

Hồi tưởng cuộc chiên đấu anh dũng vô song của dân tộc Việt Nam, ruột gan chúng ta đau như  cắt xé…  

– Luận cứ 2 : Nguyễn Đình Chiểu viết nhiều bài văn tế trịnh trọng vừa ngợi ca vừa bày tỏ lòng cảm thương với những anh hùng vì nước.  Tác giả cũng đánh giá cao tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Vì nó đề cao những nghĩa sĩ nông dân.

⇒ Tác giả vận dụng sáng tạo cách nêu ra giả thiết để đi đến lí giải vì sao nội dung thơ văn yêu nước ca ngợi những anh hùng cứu nước. Tác giả dùng nhiều câu văn gợi cảm xúc chân thành về thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

⇒ Cách nhà văn so sánh bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã khẳng định rõ về giá trị văn chương và ý nghĩa lịch sử của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”- khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

 c) Luận điểm 3: Nhận xét về thơ Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu như những đóa hoa mộc mạc nhưng rất đẹp về nội dung yêu nước và hình thức nghệ thuật.

– Phạm Văn Đồng cho rằng chính bầu nhiệt huyết của nhà thơ đã trào ra thành chữ nghĩa “ngòi bút nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của NĐC”    

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,

…Nắng sương nay há đội trời chung

⇒ Tác giả đưa ra những dẫn chứng chân thực, chính xác và phong phú về con người, thực tế lịch sử lẫn văn chương của Nguyễn Đình Chiểu để khẳng định đời sống và hoạt động của ông là một tấm gương anh dũng.

d) Luận điểm 4: Ảnh hưởng của truyện thơ “Lục Vân Tiên” trong dân gian Nam bộ.

– Nội dung : “Lục Vân Tiên” là bản trường ca, ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi đạo đức đáng quý trong ở đời, nhờ vậy mà tác phẩm  trở nên gần gũi và thích thú. Tác giả cảm nhận sâu sắc tính cách các nhân vật trong tác phẩm Lục Vân Tiên.

– Nghệ thuật : “Lục Vân Tiên”  viết bằng lối văn nôm na dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi.

→ Tác giả không phủ nhận những sự thật như: sự lỗi thời của giá trị luân lí mà NĐC ca ngợi và những chỗ lời văn không hay lắm… Ông cũng trung thực và công bằng khi nghị luận và cho rằng đó là những hạn chế không phải là cơ bản nhất. Ông dùng lối lập luận đòn bẩy: hạ xuống để nâng lên.

Phần kết thúc: Khẳng định lại vị trí của NĐC trong nền văn nghệ dân tộc :

– Là nhà thơ lớn.Tấm gương nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, của sứ mệnh người cầm bút   à Kêu gọi mọi người đốt nén hương tưởng nhớ.

TỔNG KẾT:  

– Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ, nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước , nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khắng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ, với thời đại hiện nay. Đồng thời , tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

– Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, vừa chặt chẽ vừa xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc làm cho người đọc lĩnh hội được vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

 

Người đóng góp
Comments to: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC Phạm Văn Đồng